Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kiến thức cho phó 3

4 posters

Go down

Kiến thức cho phó 3 Empty Kiến thức cho phó 3

Bài gửi by phamtattiep Fri Nov 04, 2011 9:40 am

Gửi các thầy và các anh đã từng đi phó 3 có nhiều kinh nghiệm!

Khi đảm nhiệm chức danh phó 3 thì nhiều người mới sẽ rất bỡ ngỡ và thiếu tự tin, mọi người có thể chia se kinh nghiệm cho thế hệ chúng em được không?

tks so much
phamtattiep
phamtattiep
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 5
Điểm kinh nghiệm : 13
Ngày tham gia : 24/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Kiến thức cho phó 3 Empty Kinh nghiệm và kiến thức để thi sy quan vận hành!

Bài gửi by phamtattiep Fri Nov 04, 2011 9:42 am

mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm giúp nhưng người sắp thi sy quan vận hành tự tin không a! đặc biệt phần tiếng anh?
phamtattiep
phamtattiep
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 5
Điểm kinh nghiệm : 13
Ngày tham gia : 24/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Kiến thức cho phó 3 Empty Re: Kiến thức cho phó 3

Bài gửi by Starcruise_thl Sat Dec 24, 2011 2:38 pm

Duties and responsibilities of the Third Officer
1.For keeping a navigational watch;
2.For keeping a cargo or deck watch in port;
3.For the care and maintenance of the vessel's signalling equipment, including flags, lights and signal books;
4.For the care of the bridge "bell book" and deck officer's log book;
5.For the security of the wheelhouse, chartroom and navigating equipment and instruments, including binoculars and telescopes when the vessel is in port;
6.For the care of the binoculars and telescope, wheelhouse clear view screens, wipers and sun screens;
7.For the care and maintenance of lifesaving and fire fighting equipment as directed by the Chief Office
Third Officer - Training
The Third Officer is to cooperate with, and understudy the Second Officer in his navigational functions. With the assistance of the Chief Officer, must learn to load, distribute and discharge cargo and ballast.
Third Officer - Duties On Joining
The Third Officer, upon joining a vessel, shall report to the Master, if he is available, or, if not, to the officer in charge.
The incoming Third Officer shall consult the officer he is relieving regarding the items for which he is responsible and shall, at the first opportunity, personally inspect them.
Any unsatisfactory condition discovered shall be reported by the relieving officer to the Master, or in his absence, to the officer in charge.
Starcruise_thl
Starcruise_thl
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 22
Điểm kinh nghiệm : 30
Ngày tham gia : 18/05/2010
Nơi làm việc : Alliance Jsc HP-VietNam
Đến từ : NAM DINH CITY

Về Đầu Trang Go down

Kiến thức cho phó 3 Empty Re: Kiến thức cho phó 3

Bài gửi by ho sy dung Fri Apr 06, 2012 1:36 am


NẾU BẠN LÀ THUYỀN PHÓ 3:

Bạn là phó 3, có bằng Sĩ quan Boong. Bạn là Sĩ quan vận hành . Là người giúp việc cho Thuyền trưởng và Đại phó. Vậy công việc cụ thể của bạn là gì trên tàu?
Công việc cụ thể của bạn là:

1. Hoàn thành trách nhiệm một Sĩ quan vận hành Boong

Phải làm các công việc của một Sĩ quan vận hành như: trực ca biển, trực ca bờ, trực ca làm hàng, những công việc của Phó 2, Đại phó (trừ trách nhiệm quản lí).

2. Rà soát tình trạng tàu trước khi rời cảng

Phải rà soát công việc trước khi tàu khởi hành 12 tiếng. Quá sớm không? Không. Bởi bạn cần có thời gian tối thiểu để khắc phục sai sót (nếu có). Phải thông báo dự kiến tàu khởi hành tới Máy trưởng, Đại phó. Phải rà soát tình trạng thiết bị liên lạc Mũi-Lái-Buồng máy-Buồng máy lái. Rà soát tình trạng tay chuông, còi, đèn, các tín hiệu, âm hiệu liên quan đến điều động. Rà soát tình trạng máy móc điện hàng hải, máy lái. Rà soát công việc chuẩn bị hành trình của Phó 2 như hải đồ, ấn phẩm hàng hải, kế hoạch hành trình, các thông tin an toàn hàng hải, thông tin về thời tiết…

3. Chuẩn bị buồng lái trước khi điều động(ma-nơ)

Công việc phải làm trước khi điều động tàu 1 giờ. Hãy thu thập số liệu trước khi điều động như mớn nước Mũi-Lái, nhiên liệu, nước ngọt, số lượng hàng chuyên chở. . .

Yêu cầu Máy trưởng chuẩn bị máy. Thử hoạt động máy móc điện hàng hải trên buồng lái. Kiểm tra sai số la bàn điện, la bàn từ. Chỉnh đồng bộ giữa la bàn chính và các la bàn phản ảnh. Thử còi. Thử đèn hành trình, đèn mất chủ động, đèn moóc… Thử hệ thống liên lạc nội bộ, liên lạc Mũi-Lái. Kết hợp với Sĩ quan máy, thử hệ thống liên lạc giữa buồng Lái và buồng Máy lái. Khởi động Máy lái. Thử hoạt động các chế độ lái: lái tay, lái cần, lái tự động và các tín hiệu báo động. Thử tốc độ quay bánh lái từ hết phải sang hết trái. Thử đồng bộ góc lái giữa buồng Lái và buồng Máy lái.

Khi buồng Máy thông báo “đã sẵn sàng”, hãy tiến hành thử tay chuông. So sánh đồng hồ giữa buồng Lái và buồng Máy. Ghi các số liệu thử tay chuông vào sổ tay chuông(bell book). Ghi nội dung kiểm tra và thử hoạt động thiết bị vào nhật kí hàng hải(deck logbook)

4. Đưa đón Hoa tiêu và truyền lệnh Thuyền trưởng

Bạn là người đưa, đón Hoa tiêu mỗi khi Hoa tiêu lên, xuống tàu. Bạn luôn có mặt trên buồng Lái mỗi khi tàu điều động. Công việc của bạn là truyền lệnh Thuyền trưởng và đánh tay chuông. Bạn phải ghi chép các lệnh điều động máy vào sổ tay chuông(bell book). Ghi chép các hoạt động liên quan vào sổ nhật kí boong(deck logbook)

5. Trực ca biển

Khi tàu hành hải hay đang neo, vị trí của bạn là ở buồng Lái. Bạn là trưởng ca trực từ 08 giờ đến 12 giờ và từ 20 giờ đến 24 giờ. Công việc của bạn là duy trì tàu an toàn trong ca của mình trên biển.

6. Trực ca bờ

Vị trí của bạn là trên boong tàu. Công việc chính của bạn là giám sát an toàn tàu. Bạn phải quan tâm đến an toàn cầu thang, an toàn dây buộc tàu, ánh sáng trên tàu, người lên-xuống tàu, tình trạng nước ba-lát, nước bẩn hầm hàng(la-canh)…

7. Trực ca làm hàng

Bạn sẽ là Sĩ quan hàng hóa(cargo officer) khi tàu làm hàng. Vị trí của bạn là ở quanh khu vực làm hàng.

Bạn phải hiểu rõ kế hoạch làm hàng, sơ đồ xếp-dỡ hàng, các lô hàng sẽ xếp hay dỡ trong ca của mình… Bạn còn phải biết tính toán cân, chỉnh độ nghiêng, độ chênh mớn nước Mũi-Lái theo yêu cầu Thuyền trưởng.

8. Quản lí và bảo dưỡng các trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa trên tàu

Ngoài giờ đi ca, bạn còn phải chăm sóc các thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên tàu. Bạn phải lập sổ theo dõi và bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa. Bạn phải thường xuyên kiểm tra số lượng và tình trạng của chúng. Phải có kế hoạch sửa chữa những hỏng hóc. Phải kịp thời thay thế dụng cụ hay vật liệu đã hết hạn sử dụng. Bạn phải duy trì tình trạng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên tàu đáp ứng yêu cầu SOLAS. Danh mục các trang thiết bị cứu sinh cứu hỏa trên tàu được liệt kê trên “sơ đồ bố trí trạng thiết bị cứu sinh, cứu hỏa- FFA & LSA arrangement”, dán trên vách hành lang tàu bạn.


THAM KHẢO NHA! pig
ho sy dung
ho sy dung
Carpenter

Tổng số bài gửi : 38
Điểm kinh nghiệm : 61
Ngày tham gia : 23/03/2012
Nơi làm việc : TP HO CHI MINH
Đến từ : NGHỆ AN

Về Đầu Trang Go down

Kiến thức cho phó 3 Empty Re: Kiến thức cho phó 3

Bài gửi by binbon Fri May 04, 2012 3:34 pm

Hãy tự tin vào bản thân mình với những kiến thức đã học trong trường, thực tế bao năm đi biển, quan sát các công việc của SQ mà mình đã đi trước đó.
Bạn hãy nhớ rằng: tàu biển không phải là phi thuyền con thoi chỉ chế tạo cho một vài người đi mà cho tất cả mọi người trên thế giới không kể bất cứ chủng tộc màu da (thậm chí cả những nước không có biển).
Hãy lưu ý những tình huống gọi thuyền trưởng, sự hỗ trượ hướng dẫn của Thuyền phó 2, đặc biệt là Đại phó.
Good luck and bon your voyage.
binbon
binbon
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 6
Điểm kinh nghiệm : 4
Ngày tham gia : 06/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Kiến thức cho phó 3 Empty Re: Kiến thức cho phó 3

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết