Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kinh nghiệm học Tiếng Anh

+4
mariner_guy
duyddong0405
thanguk
Bố già
8 posters

Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by Bố già Thu Jun 03, 2010 10:21 am

Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi tiếng của Hungari. Trải qua nhiều năm mày mò học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Italy, Ba Lan... được tôn xưng là kỳ tài ngoại ngữ.

Vì để hồi đáp lại những bức thư thỉnh nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh nghiệm phong phú của bản thân - nó sẽ rất có ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.
Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện.
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công.
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?

Bài gửi by Bố già Thu Jun 03, 2010 10:27 am

Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào. Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm.

Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy
Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh
Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng
Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim
Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới
Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài
Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Kinh nghiệm luyện nghe

Bài gửi by Bố già Thu Jun 03, 2010 10:36 am

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh).

Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!). Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas.

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít – ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết. Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!
Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được ‘process’ rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục ‘processor’ trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là ‘nghe bằng tai’.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết – như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh – rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm. Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bời vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I’m gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với các bạn rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Tăng tốc độ đọc hiểu Tiếng Anh

Bài gửi by Bố già Thu Jun 03, 2010 1:34 pm

Có bao giờ bạn cảm thấy việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh mất rất nhiều thời gian? Có khi tốc độ đọc trung bình của bạn lên tới từ 200 đến 350 từ trong một phút nhưng bạn lại không nắm được nội dung của toàn bài hay bỏ qua một vài ý chính?

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không biết cách đọc hiểu nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc của mình.

1. Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu.
Hãy xác định đâu là những đề mục chính, các phần, và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào.

2. Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu (hoặc là phần không cần phải hiểu rõ).

3. Thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn, bạn hãy thử đọc cả một nhóm từ cùng một lúc có liên quan chặt chẽ với nhau.
Như vậy có thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần bạn có thể sử dụng một số chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy.

4. Hãy chú trọng tới hiệu quả của việc đọc, có như vậy mục đích ban đầu bạn đặt ra mới thành công.
Nói một cách khác là bạn nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.)

5. Hãy đánh dấu quá trình đọc một đọan văn bằng bất kỳ cái gì có thể được.
Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm. Đó quả là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình. Và tất nhiên, bạn sẽ đọc nhanh và đúng hơn rất nhiều.

6. Kể về những gì bạn đã đọc.
Một số người đọc nhận thấy rằng khi nói chuyện về những nội dung đã đọc với bạn bè hay người thân họ có xu hướng tổng hợp kiến thức tốt hơn đồng thời cũng nhớ lâu hơn.

7. Hãy tự lựa chọn một quá trình đọc phù hợp cho mình.
Không nên áp đặt bởi vì mỗi người tuỳ vào khả năng đọc, cũng như bản thân mức độ khó dễ của tài liệu mà có tốc độ đọc khác nhau. Có thể bạn không thể nào tập trung vào một tài liệu quá một giờ (hoặc nửa giờ), vậy thì tại sao phải cố gắng làm việc đó? Hãy chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày lúc mà bạn cảm thấy minh mẫn nhất và sẵn sàng để đọc bất kỳ thứ gì.

8. Một không gian phù hợp cũng rất quan trọng.
Hãy thực hành đọc ở một nơi mà bạn không bị xao nhẵng, bị quấy rầy hoặc một nơi có khả năng truyền cảm hứng cho bạn.

9. Luyện tập! Chỉ có luyện tập! Hãy luyện tập thật nhiều!
Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó.

Như vậy có thể thấy việc đọc hiểu có thể là rất thú vị và cung cấp cho ta nhiều kiến thức, nhưng đôi khi lại không cần mất quá nhiều thời gian nếu chúng ta biết cách tăng giảm tốc độ đọc. Có rất nhiều phương pháp để không những đọc nhanh mà còn hiệu quả nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy tìm một phương pháp hợp lý nhất cho mình. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sách, đồng hồ, và một cây bút mà thôi.
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Thử học từ vựng với một phương pháp mới

Bài gửi by Bố già Thu Jun 03, 2010 1:39 pm

Việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một việc không dễ dàng gì. Nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp mà vẫn không thấy tiến bộ thì hãy thử một cách học đơn giản mà vô cùng hiệu quả dưới đây nhé: Học từ vựng bằng kĩ thuật tách ghép từ.

Mời các bạn cùng đến với ví dụ sau đây:
Ví dụ: Brusque (adj): lỗ mãng, cộc cằn.

Đây là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm gặp. Bạn sẽ làm thế nào để nhớ từ này nếu chỉ có cơ hội gặp nó một lần trong cuộc sống? Chúng ta hãy dùng kĩ thuật tách ghép từ để giải quyết vấn đề này nhé.

Trước tiên bạn hãy tách BRUSQUE ra thành BRUS và QUE. Tiếp đó, từ BRUS bạn hãy liên tưởng ra một từ nào đó dễ nhớ và gần với nó nhất ví dụ như BRUSH (bút vẽ) và tương tự QUE ta có thể liên tưởng thành QUEEN (nữ hoàng). Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh.

Bây giờ bạn hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị. Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn (Brusque) – nghĩa của từ bạn đang cần nhớ. Bạn có thể đặt một ví dụ đơn giản để minh họa cho những liên tưởng này: The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE. Nghe có vẻ rất hài hước và máy móc nhưng bạn đừng vội cười vì đây là một cách học đầy sáng tạo và thú vị. Hãy thử đi! Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú với những hiệu quả mình sẽ đạt được trong một thời gian ngắn áp dụng.

Để học theo phương pháp này, bạn nên để cho trí tưởng tượng của mình thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu.

Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ. Các bạn có bao giờ thốt lên “Ồ mình đã gặp từ này một vài lần rồi nhưng không nhớ được nghĩa là gì?”. Rõ ràng chúng ta có ý thức đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì. Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ. Để giúp các bạn hiểu hơn về kĩ thuật này, mời các bạn cùng thực hành thêm một số ví dụ sau đây:
+ AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8)
Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AUGUST (tháng 8)
+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột)
Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT (biến cậu thành một con chuột)

Không có một cách tách ghép từ chuẩn xác nào cả, tất cả phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn. Càng sáng tạo bao nhiêu, việc học từ của bạn càng đơn giản và dễ dàng bấy nhiêu.
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Bí quyết học Anh Văn

Bài gửi by Bố già Mon Jun 07, 2010 10:23 am

Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn.

Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé!

Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.

Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.

Môi trường thực tập: Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học rất nhiều văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.

"Bí kíp": đơn giản thôi!
Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.
Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong lúc rảnh rỗi.

Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...

Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.

Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!

Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Trọng âm

Bài gửi by Bố già Mon Jun 07, 2010 10:47 am

Ai học tiếng anh cũng biết phần trọng âm là phần khó, nó có quá nhiều qui tắc mà phần bất qui tắc lại còn nhiều hơn. Tuy vậy đây là một phần học khá hay và lại cần thiết, bởi khi các bạn nói 1 câu không có trọng âm từ hay câu, thì đó không phải Tiếng Anh. Còn khi các bạn nói sai trọng âm từ thì sẽ dễ bị hiểu lầm hoặc họ chả hiểu gì cả! Tôi muốn chia sẻ một chút kiến thức của mình về phần này cho mọi người cùng học nhé.

Để học được cách đánh trọng âm chuẩn thì các bạn phải nắm vững phần ngữ âm trước và phải... hard-working một tý (à không, nhiều tý thì mới được).

Thứ nhất, chúng ta chia các từ trong tiếng anh thành hai loại: simple wordcomplex word. Simple word là những từ không có preffix và suffix. Tức là từ gốc của một nhóm từ đấy. Còn Complex word thì ngược lại, là từ nhánh.

I. Simple Word:
1. Two-syllable words: Từ có hai âm tiết:
Ở đây sự lựa chọn rất đơn giản hoặc trọng âm sẽ nằm ở âm tiết đầu, hoặc âm tiết cuối.

Trước hết là qui tắc cho ĐỘNG TỪ và TÍNH TỪ :
- Nếu âm tiết thứ 2 có nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hoặc nó tận cùng bằng hơn một phụ âm thì nhấn vào âm tiết thứ 2:
Ví dụ: apPLY - có nguyên âm đôi
arRIVE- nguyên âm đôi
atTRACT- kết thúc nhiều hơn một phụ âm
asSIST- kết thúc nhiều hơn một phụ âm

- Nếu âm tiết cuối có nguyên âm ngắn và có một hoặc không có phụ âm cuối thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1:
Ví dụ: ENter - không có phụ âm cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn (các bạn xem ở phần phiên âm nhé)
ENvy-không có phụ âm cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn
Open
Equal
Lưu ý, rất nhiều động từ và tính từ có hai âm tiết không theo qui tắc (Tiếng Anh mà, có rất nhiều qui tắc nhưng phần bất qui tắc lại luôn nhiều hơn): ví dụ như HOnest, PERfect (Các bạn tra trong từ điển, lấy phần phiên âm để biết thêm chi tiết).

Qui tắc cho DANH TỪ:
- Nếu âm tiết thứ 2 có nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết đầu:
MOney
PROduct
LARlynx
- Nếu không thì nhấn vào âm tiết thứ 2:
balLOON
deSIGN
esTATE


2. Three-syllable words: Những từ có 3 âm tiết:
Qui tắc đối với ĐỘNG TỪ/ TÍNH TỪ:
- Nếu âm tiết cuối là nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc tận cùng bằng hơn một phụ âm thì chúng ta nhấn vào âm tiết cuối:
Ví dụ: enterTAIN
resuRECT

- Nếu âm tiết cuối là nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết giữa, nếu âm tiết giữa cũng là nguyên âm ngắn thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1.
Như vậy đối với từ có 3 âm tiết, chúng ta sẽ chỉ nhấn vào âm tiết nào là nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, xét từ âm tiết cuối lên đầu.
Có thể từ có hai âm tiết dài, thì chúng ta xét từ âm tiết cuối lên lấy cái đầu tiên gặp.

Qui tắc đối với DANH TỪ:
Chúng ta phải xét từ âm tiết cuối lên nhé
- Nếu âm thứ 3 là nguyên âm ngắn thì âm đó KHÔNG đc nhấn
- Nếu âm thứ 3 là nguyên âm ngắn và âm thứ 2 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi thì nhấn vào âm tiết thứ 2:
Ví dụ:
poTAto
diSASter

- Nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, hoặc kết thúc bằng nhiều hơn một phụ âm thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
QUANtity

*Đối với danh từ có 3 âm tiết thì âm thứ 1 thường được nhấn.

II. Complex word:
Đó là đối với simple words, còn đối với complex words thì khó khăn hơn vì hầu hết chúng ta đều phải nhớ máy móc
Complex words được chia thành hai loại : Từ tiếp ngữ (là những từ được tạo thành từ từ gốc thêm tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ) và Từ ghép (là những từ do hai hay nhiều từ ghép lại thành, ví dụ như armchair...)

1.Tiếp vĩ ngữ (Suffixes):
Trọng âm nằm ở phần tiếp vĩ ngữ: Đối với các từ gốc (sterm) mang các vĩ ngữ sau đây, thì trọng âm nằm chính ở phần vĩ ngữ đó:
_ain (chỉ dành cho động từ) như entertain, ascertain
_ee như employee, refugee
_eer như volunteer, mountaineer
_ese như journalese, Portugese
_ette như cigarette, launderette
_esque như picturesque, unique

Tiếp vĩ ngữ không ảnh hưởng vị trí trọng âm: Những tiếp vĩ ngữ sau đây, khi nằm trong từ gốc thì không ảnh hưởng vị trí trọng âm của từ gốc đó, có nghĩa là trước khi có tiếp vĩ ngữ, trọng âm nằm ở đâu, thì bây giờ nó vẫn ở đấy:
_able : comfortable, reliable....
_age : anchorage...
_ al: refusal
_en : widen
_ful : beautifful ...
_ing :amazing ...
_like : birdlike ...
_less : powerless ...
_ly: lovely, huriedly....
_ment: punishment...
_ness: happpiness
_ous: dangerous
_fy: glorify
_wise: otherwise
_y (tính từ hay danh từ): funny
_ ish (tính từ) : childish, foolish... (Riêng đối với động từ có từ gốc hơn một âm tiết thì chúng ta nhấn vào âm tiết ngay trước tiếp vĩ ngữ: demolish, replenish)

*Còn một số tiếp vĩ ngữ là _ance; _ant; _ary thì cách xác định: Trọng âm của từ luôn ở từ gốc, nhưng không có cách xác định rõ là âm tiết nào, nó tuỳ thuộc vào các nguyên âm của từ gốc đó, căn cứ vào qui tắc dành cho simple words rồi xác định là được thôi.

2. Đốì với tiếp đầu ngữ (Prefixes): chúng ta không có qui tắc cụ thể, do tác dụng của nó đối với âm gốc không đồng đều, độc lập và không tiên đoán được. Do vậy, các bạn phải học máy móc thôi, không có cách nào khác!

3. Từ ghép:
- Đối với từ ghép gồm hai loại danh từ thì nhấn vào âm tiết đầu: typewriter; suitcase; teacup; sunrise
- Đối với từ ghép có tính từ ở đầu, còn cuối là từ kết thúc bằng _ed, nhấn vào âm tiết đầu của từ cuối: ví dụ như bad-tempered
- Đối với từ ghép có tiếng đầu là con số thì nhấn vào tiếng sau: three-wheeler
- Từ ghép đóng vai trò là trạng ngữ thì nhấn vần sau: down-steam (hạ lưu)
- Từ ghép đóng vai trò là động từ nhưng tiếng đầu là trạng ngữ thì ta nhấn âm sau: down-grade (hạ bệ) ; ill-treat (ngược đãi, hành hạ)

4. Đối với các cặp từ loại: Có nghĩa là các cặp từ có 2 âm tiết (có khoảng vài chục cặp thôi các bạn), chính tả giống hệt nhau nhưng khác nhau về từ loại (danh từ, động từ, tính từ) thì dẫn đến vị trí nhấn âm cũng khác nhau. Qui tắc cho các cặp từ này là: động từ thì trọng âm vào âm tiết thứ 2 còn danh từ hay tính từ thì trọng âm được nhấn vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ :
abstract (v)
abstract
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by thanguk Tue Jun 15, 2010 8:05 am

Mấy cái này thì cũng được nhiều thầy cô nói rùi. Nói chung là điều kiện cần là bạn phải chăm "cày" và không ngại khó khăn.
Mình vẫn chưa làm được điều đó>>>khổ
thanguk
thanguk
Third Officer

Tổng số bài gửi : 164
Điểm kinh nghiệm : 181
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MU IS No1
Đến từ : VENUS

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by duyddong0405 Wed Jul 28, 2010 5:07 pm

Thanks
duyddong0405
duyddong0405
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 27
Điểm kinh nghiệm : 31
Ngày tham gia : 23/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by mariner_guy Sun Nov 14, 2010 12:04 am

Ngôn ngữ là rào cản của sự tiến bộ, điều đó hoàn toàn đúng. Có giỏi mấy mà không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếng Anh chẵng hạn, thì coi như thua, nhất là ngành hàng hải, một ngành mang tính Quốc tế rất cao. Nhưng cũng đừng vì thế mà đâm ra 'sợ' nó, vì tiếng Anh hàng hải, nhất là dành cho bộ phận boong không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí khi đi tàu chúng ta sử dụng tiếng Anh kiểu 'bồi' là chủ yếu. Ở đây mình không khuyến khích hay 'cổ vũ' cho việc học tiếng Anh theo kiểu bồi ở trên, mà để ta thấy được rằng 'thằng khác nói được thì mình cũng nói được', có khi 'nó nói mình hiểu, mình nói nó không hiểu' hay ngược lại là chuyện bình thường. Kinh nghiệm của mình cho thấy, đi thuê trên các tàu của Nhật hay Hàn Quốc, rất nhiều thuyền trưởng nước họ nói tiếng Anh chỉ ở mức bập bẹ, nói chuyện với anh em thuyền viên người Việt đôi khi còn phải dùng đến 'tay chân chỉ chỏ' mới diễn đạt được ý trong đầu muốn nói Twisted Evil . Đặc biệt, khi liên lạc qua VHF, tín hiệu bị nhiễu nhiều, rò rè khó nghe, lúc đó phải căng tai lên mới nghe được vài chữ, rồi bắt đầu 'đoán mò trong đầu ý nó muốn nói gì'. Cứ 10 sỹ quan boong của Việt Nam (kể cả đi tàu Vn hay đi thuê cho nước ngoài) khi tàu qua châu Âu thì đến 7 người không thể liên lạc được giữa tàu-bờ qua VHF, đơn giản vì họ nói quá chuẩn ngữ pháp và nói nhanh vì thường những khu vực phải 'ship movement report' là những khu vực đông tàu bè, cuối cùng phải gọi captain lên nghe. Một kinh nghiệm để liên lạc được ở mức 'nghe hiểu' khi đi qua những vùng biển như trên đó là: mình nói thật chậm (càng chậm càng tốt), họ nghe sẽ hiểu trình độ tiếng Anh của mình đến đâu để họ nói lại cho mình hiểu, đừng sợ họ cười vì đâu biết mình là thằng quái nào đâu, thuyền trưởng đôi lúc cũng vậy chứ đừng nói đến sỹ quan; việc liên lạc cũng chỉ xoay quanh các vấn đề như báo cáo tình trạng tàu, gọi hoa tiêu, thông báo tàu đến, báo sự cố,..., cũng khá nhiều đấy, nhưng không quá khó để mà nghe. Họ hay sử dụng các từ viết tắt, ví dụ : POB (Pilot on board) đọc là 'Pi Ou Bi', LOA ( Lenngth over all) đọc là 'Eo Ou Ay' chứ không đọc rõ ra như phần trong dấu (...). Việc sử dụng bảng phiên âm ký tự quốc tế Anpha, Bravo, Charlie... là bắt buộc, riêng cái này phải đọc và nghe thành thạo, đơn cử nếu mình gọi tàu nào đó thì mình vừa phải đọc tên tàu, vừa phải đọc luôn cả hô hiệu của tàu đó, mà hô hiệu thì phải đọc theo bảng phiên âm chuẩn ở trên rồi ( ví dụ : M/V VTC SKY CALL SIGN 3WMW đọc là motor vessel VTC SKY call sign Three Whisky Mile Whisky), có khi phía bờ (nhất là lực lượng Coast guard của mỗi nước) yêu cầu mình phải đánh vần tên tàu, tên thuyền trưởng, tên cty chủ tàu để kiểm tra thì mình sử dụng ngay bảng phiên âm đó để mà đọc cho nó nghe ( tên cty chủ tàu là Vosco thì đọc là Victor Oscar Siera Charlie Oscar ). Cái này không khó nhưng đôi lúc dễ nhầm lẩn vì quên. Có trường hợp anh chàng phó 2 tàu kia khi đánh vần captain' name Phan Dinh Lu cho coast guard Phần Lan kiểm tra qua VHF thì lại đọc 1 hơi không nghỉ 'Papa hello anpha...' không biết bọn Coast guard kia nghe có hiểu gì không chứ lúc đó anh em có mặt trên buồng lái không nhịn được cười, may là PHAN chứ nếu là PHMN... thì chắc đọc là ' Papa Hello Mama' quá. Nói cho vui một chút thôi, kinh nghiệm của mình thì cũng chỉ 'chừng đó', góp chút ít cho diễn đàn vậy!

mariner_guy
mariner_guy
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 7
Điểm kinh nghiệm : 10
Ngày tham gia : 13/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by vuongtrinh999 Wed Sep 21, 2011 7:40 pm

thanks Cười lăn lộn
vuongtrinh999
vuongtrinh999
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 19
Điểm kinh nghiệm : 22
Ngày tham gia : 20/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by klv12gcn Thu Sep 22, 2011 10:11 pm

Well, I'm pretty sure that most of us have learnt, heard, or read about this at least one time. But most of us can't achieve what we learnt. Somehow, it's caused by the lack of communication environment. If we are forced to use English to survive, we will get better in English.
klv12gcn
klv12gcn
Second Officer

Tổng số bài gửi : 170
Điểm kinh nghiệm : 224
Ngày tham gia : 09/04/2011
Nơi làm việc : Wagenborg Shipping BV
Đến từ : Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc

http://kimlươngvương.vn

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by lakientrung Sun Jan 22, 2012 6:10 am

I thinks so.But If we are hard-working in english , We will do it Smile
lakientrung
lakientrung
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 12
Điểm kinh nghiệm : 12
Ngày tham gia : 28/08/2011
Nơi làm việc : dong a sipping
Đến từ : bien hoa

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by nguyenthinhung Mon Mar 18, 2013 4:47 pm

thank you so much!
I will try harder!
nguyenthinhung
nguyenthinhung
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 1
Điểm kinh nghiệm : 1
Ngày tham gia : 18/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by Khách viếng thăm Tue May 07, 2013 10:14 pm

thank
avatar
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Kinh nghiệm học Tiếng Anh Empty Re: Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết