Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trung Quốc và Biển Đông

3 posters

Go down

Trung Quốc và Biển Đông Empty Trung Quốc và Biển Đông

Bài gửi by capt_thinh Mon Nov 15, 2010 10:45 am

Trung Quốc và Biển Đông
TS Nguyễn Ngọc Trường

(Toquoc)-Một số nhận thức Biển Đông qua loạt bài: Trung Quốc-Biển Đông, Mỹ-Biển Đông và đối sách của Việt Nam.

Trung Quốc cho rằng tuy có lãnh thổ khổng lồ, song diện tích biển khá nhỏ. Với đường bờ biển khá ngắn và các hòn đảo không tranh chấp nằm không xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc được quốc tế thừa nhận không được lớn như các nước may mắn hơn: Mỹ 12 triệu km2, Nga 7,5 triệu km2, Canađa 5,5 triệu km2, Nhật Bản 4,4 triệu km2, Trung Quốc 880.000 km2. Vì vậy, chiến lược biển hiện nay của Trung Quốc là vươn ra đại dương, trước hết khống chế “ba biển” – Hoàng Hải, Đông Hải (biển Nhật Bản), Nam Hải (người phương Tây gọi là Nam Trung Hoa, người Việt gọi là Biển Đông). Trung Quốc muốn kiểm soát 80% diện tích Biển Đông, tức khoảng 3,5 triệu km2.

Muốn đẩy Mỹ ra khỏi “ba biển”

Vấn đề Biển Đông nóng lên sau các tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhân dịp Diễn đàn ARF-Hà Nội, khẳng định giải quyết xung đột Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Cùng thời gian này, Trung Quốc tập trung lực lượng chính của cả ba hạm đội tập trận tại Biển Đông, do đích thân Tổng tham mưu trưởng, Phó bí thư Quân uỷ Trung ương chỉ huy. Tiếp đó, ngày 9/8, Trung Quốc loan tin triển khai một căn cứ tên lửa thứ hai, đặt tại tại Thiều Quan (Quảng Đông). Các tên lửa đất đối hạm tầm trung sẽ được biên chế cho căn cứ này, cùng tên lửa chống hạm DF-21D - loại “sát thủ” tàu sân bay.

Từ năm 2009, các tàu Ngư Chính của Trung Quốc (tàu chiến cải tiến) làm nhiệm vụ “chấp pháp” ngang dọc trên Biển Đông, gây ra nhiều sự cố tại một số vùng EEZ của các nước giáp Biển Đông.

Về phía Mỹ, tàu sân bay chủ lực của Hạm đội 7 USS George Washington, thướng trú tại Okinawa, sau cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, đã đến Biển Đông, đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng. Một phái đoàn liên ngành Việt Nam ra thăm. Khu trục hạm USS John McCain, một chiến hạm chống tàu ngầm, thăm cảng Đà Nẵng tiến hành tập huấn phi tác chiến và giao lưu văn hoá thể thao nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

Không ai xem những sự kiện của hải quân Mỹ và Trung Quốc nêu trên là biệt lập. Khi nhìn vào bức tranh chung Đông Á, sự đối địch quân sự Mỹ-Trung đã trở nên khẩn trương.

Trung Quốc triển khai DF21 tại căn cứ tên lửa thứ hai ở Quảng Đông

Ngày 9/8 vừa rồi tờ Thời báo Hoàn cầu (thuộc Nhân dân Nhật báo) đăng xã luận phê phán Washington “nuốt lời” khi coi Bắc Kinh là đối thủ chiến lược tiềm tàng lớn nhất. Một năm trước, các quan chức Lầu Năm Góc còn khẳng định Mỹ không coi Trung Quốc là đối thủ quân sự, nhưng nay sắp cử tàu sân bay tập trận chung tại Hoàng Hải và khẳng định với thế giới, Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng. Các nhà phân tích và bình luận Trung Quốc còn nói rằng Mỹ đang tập hợp lực lượng hình thành một “NATO phương Đông” nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Cách đây 4 ngày, Nhân dân Nhật báo cho rằng khối NATO châu Á này bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia và các nước Đông Nam Á.

Từ khi bước vào thế kỷ XXI, với quốc lực tăng cường, Trung Quốc theo đuổi một chính sách Đông Nam Á và Biển Đông mang tính hướng đích cao. Trước hết, củng cố ảnh hưởng kinh tế trước hết là Đông Nam Á lục địa, với thành tựu to lớn, vượt trội so với bất kỳ nước lớn khác. Thứ hai, nhằm độc tôn Biển Đông. Biển Đông nằm trong chủ trương mở rộng không gian chiến lược tại “ba biển”, nhằm thoát khỏi sự kiềm tỏa của hệ thống an ninh được Mỹ thiết lập từ sau Chiến tranh thế giới II dựa trên tuyến phòng thủ hải đảo thứ nhất, từ Guam đến Okinawa. Hải quân Trung Quốc hiện có ít nhất 260 tàu, gồm 75 tàu chiến chủ lực và hơn 60 tàu ngầm, không ngừng phát triển để thực hiện chiến lược vươn ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mục tiêu lâu dài là đẩy Mỹ ra khỏi “ba biển”. Thứ ba, gần đây việc phát hiện những trữ lượng lớn dầu khí ở Biển Đông làm cho Bắc Kinh tăng cường đòi hỏi chủ quyền. Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu 500-2.000 mét. Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ. Do đó, bên cạnh việc tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” phục vụ khai thác dầu khí Biển Đông, tăng thêm một hạm đội nữa trên Biển Đông.

Cuối tháng 3 năm nay, Trung Quốc đưa Biển Đông vào danh sách “lợi ích cốt lõi”, nghĩa là không khoan nhượng, không thương thuyết. Đây là cột mốc mới trong chính sách Biển Đông của Bắc Kinh. Với Mỹ, nó là giọt nước làm tràn li. Thái độ quyết đoán của Trung Quốc thúc đẩy Mỹ nhập cuộc. Sự thiếu tin cậy tăng lên.

O ép các nước giáp biển Đông

Người phương Tây có câu ngạn ngữ: “Khi chiếc đồng hồ dừng, người ta mới biết nó chạy”. Mấy năm qua, người Trung Quốc dường như không mấy bận tâm về tình cảm của người Đông Nam Á giáp Biển Đông, xem xem họ nghĩ gì trước việc hải quân Trung Quốc diễu võ dương oai trên khắp các vùng biển Đông Nam Á; có biết đâu sự xúc động sâu xa của những người láng giềng khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá và phái tàu chiến ra bắt các thuyền chài, tịch thu tài sàn làm khuynh gia bại sản những người đánh cá cha truyền con nối kiếm cơm trên vùng biển này. Vậy nên khi Mỹ tái can dự vào Biển Đông thì họ thấy “tất cả đang nằm ngoài những gì Bắc Kinh chờ đợi” và “Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh đối sách”.

Với Việt Nam, từ lâu Trung Quốc theo đuổi chủ trương mà Tạp chí Kính báo (HK) số 6/2007 tiết lộ “lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển căng thẳng).

Với Philippines - nơi viện trợ ODA của Trung Quốc năm 2009 lên đến 1,05 tỷ USD, gấp 17 lần so với năm 2003, và chỉ đứng sau Nhật Bản, 3 ngày sau khi tổng thống mới của nước này tuyên thệ nhậm chức, phía Trung Quốc nêu yêu cầu Manila không cho phép tàu đổ bộ xe tăng của hải quân Mỹ neo đậu ở vùng nước nông cách căn cứ tiền tuyến giám sát đảo san hô vòng Mischief mà Trung Quốc chiếm tháng 2/1995 khoảng 10 km và tàu ngầm hạt nhân của Mỹ neo đậu tại quân cảng Subic.

Với Indonesia, mới đây có mấy vụ các tàu Ngư chính Trung Quốc hộ tống các tàu đánh cá nước mình hoạt động tới tận các vùng xa xôi của Biển Đông mà Indonesia xác định thuộc đặc quyền kinh tế. Khi tàu chiến Indonesia bắt 1 tàu Trung Quốc, nhiều tàu Ngư chính kéo đến giải vây; súng ống sẵn sàng nhả đạn.

Với Malaysia, mấy tháng trước tàu Ngư chính Trung Quốc hộ tống các tàu đánh cá sâu trong vùng EEZ thuộc Malaysia, bị chiến hạm và chiến đấu cơ nước này truy kích 17 tiếng liền.

Đội hình hành tiến của tàu sân bay USS George Washington tiến vào Biển Đông

Kể từ lúc Trung Quốc tuyên bố có “lợi ích cốt lõi” tại Biển Đông, các nước Đông Nam Á, cũng như Mỹ, thức tỉnh về việc Trung Quốc đã đi quá giới hạn. Chẳng lẽ các tuyên bố thiện chí giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương lâu nay chỉ là thủ thuật câu giờ cho phái thực lực quân sự tiến hành độc chiếm Biển Đông? Nhưng cũng không vì vậy mà đánh giá thấp các nước Đông Nam Á rằng họ sẽ đột ngột thay đổi chính sách, đi với Mỹ chống Trung Quốc. Không ai chống Trung Quốc cả. Tất cả đều muốn làm láng giềng tốt với cường quốc đang trỗi dậy này. Vấn đề tuỳ thuộc vào Trung Quốc hơn là vào bất kỳ ai khác. Hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc nếu đạt tới một sự cân bằng lực lượng và hoà hoãn mới, phối hợp cùng các bên liên quan khác giải quyết cuộc xung đột trên vùng biển này có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác ở Đông Nam Á là điều đáng hoan nghênh.

Triển vọng chính sách

Hai tuần qua, cuộc thảo luận tại Trung Quốc cho thấy có sự phân hoá nội bộ nhất định. Phái thực dụng và hoà hoãn lên tiếng: “Việc lạm dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” làm cho nó mất thiêng, thậm chí có thể dẫn tới xung đột quân sự” (Tuần báo Outlook của Tân Hoa Xã); “Trung Quốc không thể đe dọa các nước xung quanh bằng việc tăng cường sức mạnh quân sự” (Thời báo Hoàn cầu)... Tuy vậy, trước thềm Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012, rất ít khả năng có thương lượng và thoả hiệp thực chất liên quan Biển Đông. Thậm chí phái chủ trương tăng cường thực lực quân sự trong quân đội sẽ tăng cường sức ép, gây khó khăn cho chủ trương giải quyết tranh chấp trên biển bằng ngoại giao. Cuộc cạnh tranh giữa các binh chủng của quân đội Trung Quốc, mà hiện nay hải quân đang chiếm ưu thế (ngân sách hải quân chiếm hơn 1/3 ngân sách quốc phòng hai chữ số), sẽ làm cho tình hình thêm phức tạp.

Cuộc đối địch quân sự Trung-Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng chứ không giảm, chừng nào chưa đạt được thoả hiệp giữa một bên muốn đẩy Mỹ ra khỏi “ba biển”, một bên kiên quyết bảo vệ quyền tự do thông thương hàng hải của một cường quốc đại dương. Có 3 giả thiết: Cùng thắng, tranh bá và chiến tranh lạnh mới. Hai nước có thể tiếp tục đàm phán để đạt tới một thoả thuận giải quyết những sự cố trên biển nhằm ngăn ngừa những hiểu lầm và nguy cơ đụng độ tàu bè trên biển. Nhưng nếu Mỹ đưa USS George Washington vào Hoàng Hải tập trận như Lầu Năm Góc mới tái xác nhận, tình hình sẽ phát triển khó lường.

Tương quan lực lượng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương vẫn nghiêng về phía Mỹ, tuy nhiên, lợi thế “sân nhà” của Trung Quốc, đặc biệt với hệ thống tên lửa đất đối biển, sẽ tác động lớn đến việc bày binh bố trận của Mỹ tại châu Á-Thái Dương.

Trong cục diện chung hiện nay, sức mạnh quân sự không hẳn là yếu tố quyết định về ưu thế. Trong một thế giới đa dạng hoá quan hệ quốc tế, đồng thời tuỳ thuộc và cộng sinh kinh tế một cách sâu rộng như giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở thời điểm hiện nay, “sức mạnh mềm” hay “ngoại giao thông minh” đóng vai trò trọng yếu. Ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc, nếu có thể nói như vậy từ những gì đang diễn ra tại Biển Đông trong vòng một năm qua, đang làm yếu hình ảnh Trung Quốc như một cường quốc trỗi dậy hoà bình, chủ trương xây dựng “thế giới hài hoà” và theo đuổi chính sách Đông Nam Á “mục lân, an lân và phú lân” (hoà hợp với láng giềng, yên ổn với láng giềng và làm giàu với láng giềng) mà Thủ tướng Trung Quốc đề xuất năm 2003 vào dịp nước này gia nhập Hiệp ước hợp tác thân thiện ASEAN (TAC).

Mỹ tất nhiên đang tận dụng những căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á giáp Biển Đông để “trở lại Đông Nam Á” và không phải không thành công trong quá trình xây dựng hình ảnh một cường quốc thân thiện, đứng về phía nước nhỏ bị ức hiếp.

Ở chừng mực nào đó, tại Đông Nam Á, đang diễn ra cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc về văn hoá./
capt_thinh
capt_thinh
Third Officer

Tổng số bài gửi : 165
Điểm kinh nghiệm : 131
Ngày tham gia : 22/05/2010
Đến từ : Atlantis

Về Đầu Trang Go down

Trung Quốc và Biển Đông Empty Re: Trung Quốc và Biển Đông

Bài gửi by motthoidaxa12a2 Tue Nov 23, 2010 8:45 pm

Có tinh thần cảnh giác vậy là tốt
Chúng ta nên ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM khi cần mua bất kỳ cái gì
motthoidaxa12a2
motthoidaxa12a2
Deck Cadet

Tổng số bài gửi : 107
Điểm kinh nghiệm : 55
Ngày tham gia : 12/05/2010
Nơi làm việc : Inlaco SG
Đến từ : Nghe An

Về Đầu Trang Go down

Trung Quốc và Biển Đông Empty Re: Trung Quốc và Biển Đông

Bài gửi by phạm hữu lực Mon Nov 29, 2010 11:22 pm

không chấp nhận được "người anh em trung quốc" tất cả chỉ có thể trong 2 chữ bẩn thỉu khi nói về bọn ship này
phạm hữu lực
phạm hữu lực
Carpenter

Tổng số bài gửi : 41
Điểm kinh nghiệm : 37
Ngày tham gia : 07/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Trung Quốc và Biển Đông Empty Re: Trung Quốc và Biển Đông

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết