Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hướng dẫn về thực tập, huấn luyện trên tàu

2 posters

Go down

Hướng dẫn về thực tập, huấn luyện trên tàu Empty Hướng dẫn về thực tập, huấn luyện trên tàu

Bài gửi by Bố già Wed May 19, 2010 8:51 pm

1. Bảng phân công cấp cứu

- Phải có bảng phân công cấp cứu, được cập nhật, treo tại những nơi dễ thấy của tàu như: buồng lái, buồng máy, và khu sinh hoạt của thuyền viên

- Nếu có thuyền viên không biết tiếng Anh, phải có bảng phân công cấp cứu bằng ngôn ngữ làm việc trên tàu

- Bảng phân công cấp cứu phải có tín hiệu báo động chung và các tín hiệu báo động khác. Phải nêu rõ các kênh thông tin liên lạc, và phương tiện liên lạc sử dụng khi khẩn cấp

- Bảng phân công cấp cứu phải nêu rõ nhiệm vụ của từng người trên tàu khi khẩn cấp.

Nhiệm vụ cứu sinh bao gồm việc chuẩn bị các trang thiết bị cứu sinh như xuồng, phao bè, đóng các cửa kín nước, kín lửa, các cửa mở buồng máy, cửa húp lô, cửa mở ở mạn tàu…

Nhiệm vụ cứu hoả bảo gồm việc sử dụng các thiết bị cứu hoả, thiết bị thông tin liên lạc. Bao gồm cả việc chuẩn bị, hạ các phương tiện cứu sinh, đóng các cửa kín nước, cửa kín lửa, và các cửa như cửa thông hơi buồng máy, cửa húp lô, và các cửa mở khác ở thân tàu, nhiệm vụ mỗi người liên quan đến việc chữa cháy, việc sử dụng thiết bị liên lạc và các bè(xuồng) cứu sinh…

- Bảng phân công cấp cứu phải bố trí nhóm trưởng và nhóm phó phụ trách các nhóm kiểm soát sự cố, để không thể thiếu người lãnh đạo

- Phải chỉ rõ trạm tập trung và vị trí của mỗi người trên mỗi xuồng

- Phải phân công Sĩ quan Boong hay người có chứng chỉ huấn luyện làm nhiệm vụ hạ xuồng hay trợ lí việc hạ xuồng

- Trưởng và phó của mỗi xuồng phải là người thành thạo công việc trên xuồng và phải có danh sách thuyền viên trên mỗi xuồng của mình

- Phải bố trí người có khả năng vận hành máy và điều chỉnh máy. Trên xuồng phải có thiết bị radio, máy đàm thoại hai chiều, phao báo vị trí, và thiết bị phát đáp ra-đa

- Bảng phân công cấp cứu phải chỉ rõ tên tên sĩ quan phụ trách việc bảo dưỡng thiết bị cứu sinh, cứu hoả

Mỗi thuyền viên đều có bảng chỉ dẫn về nhiệm vụ cấp cứu trong phòng bằng ngôn ngữ làm việc

Tín hiệu cấp cứu chung là tín hiệu thông báo cho thuyền viên tập hợp tại các trạm khẩn cấp để thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp như đã nêu trong bảng phân công cấp cứu. Tín hiệu gồm 7 hay nhiều tiếng ngắn và kéo theo một tiếng dài

Hệ thống báo động cứu hoả có thể được kích hoạt bằng tay các núm báo cháy ở trong khu vực sinh hoạt thuyền viên hay bằng núm báo động chung(general alarm). Có thể dùng cách trên để thông báo tập trung thuyền viên hoặc có thể bằng còi hay chuông

Các tín hiệu sự cố mà không cần tập trung thuyền viên sẽ do thuyền trưởng quy định

Phương tiện thông báo rời tàu(abandon) có thể bằng tín hiệu hay loa công cộng do thuyền trưởng quy định sao cho mọi người đều nhận biết được

Các tín hiệu dùng để báo động đều được nêu trong bảng phân công cấp cứu và bảng chỉ dẫn về nhiệm vụ cấp cứu trong mỗi phòng thuyền viên

2. Thực tập trên tàu

Thực tập trên tàu bao gồm:

Thực tập rời tàu(abandon drill) là thực tập tập hợp thuyền viên đến các trạm tập trung để hạ xuồng

Thực tập chữa cháy(fire drill) là thực tập tập hợp thuyền viên đến các trạm tập trung để thực hiện một giả thiết sự cố cháy trên tàu

Thực tập sự cố khác là thực tập về cứu người rơi xuống biển, xử lí ô nhiễm, lái sự cố…(man overboard, pollution, emergency steeringgear…)

Thực tập các sự cố có thể được kếp hợp với nhau trong cùng một thời điểm thực tập. Khi tiến hành thực tập nhiều sự cố một lúc, nên thực tập cứu sinh sau cùng

Mỗi tháng, thuyền viên phải tham gia thực tập cứu sinh, cứu hoả một lần.

Mỗi lần thực tập không nhất thiết phải huy động toàn bộ thuyền viên. Nếu số thuyền viên chưa tham gia thực tập trong tháng chiếm 25% tổng số thuyền viên, thì phải tiến hành thực tập trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời bến

Khi thực tập cứu sinh, thuyền viên phải mặc áo phao cá nhân. Khi thực tập sự cố khác, thuyền viên có thể không cần mặc áo phao cá nhân nếu nó ảnh hưởng đến việc thực thi công việc. Nhưng những thuyền viên được phân công sẵn sàng phương tiện cứu sinh thì phải mặc áo phao

Các sĩ quan chủ chốt phải sử dụng thiết bị liên lạc xách tay hai chiều để thực tập việc liên lạc giữa buồng lái và các trạm kiểm soát sự cố

Khi thực tập rời tàu, phải thông báo bằng tín hiệu báo động. Thuyền viên phải ra trạm tập trung. Kiểm tra quần áo thuyền viên. Kiểm tra cách mặc áo phao. Kiểm tra nhiệm vụ của từng người. Kiểm tra sự thành thạo của thuyền viên khi hạ xuồng cứu sinh

3. Thực tập cứu hoả

Thực tập chữa cháy cần làm gần như một sự cố thật. Nên giả định mỗi lần thực tập là một sự cố cháy xảy ra khác nhau ở phần khác nhau trên tàu như kho mũi, kho lái, buồng máy, phòng ở thuyền viên…. Tính chất cháy cũng cần thay đổi như cháy bởi vật liệu thông thường, cháy điện, cháy dầu mỡ…Cần chú ý thực tập cách phối hợp giữa các bộ phận với nhau

Nhóm Buồng Lái: Chỉ huy chung. Ra lệnh cho các nhóm khác thực hiện nhiệm vụ và phản hồi những yêu cầu của các nhóm khi cần thiết

Nhóm Buồng Máy: trong khi nhóm buồng máy chạy bơm cứu hoả chính, thì nhóm Hiện trường: phải mắc (2) rồng cứu hoả để kiểm tra áp lực bơm. Sau đó đóng van chặn để thử bơm cứu hoả sự cố. Các loại bình cứu hoả xách tay phải tập trung ra hiện trường để chỉ dẫn cách sử dụng cho các thành viên nhóm chữa cháy

Thuyền viên nhóm Hỗ trợ phải thực hiện nhiệm vụ đóng các cửa mở như cửa húp lô, cửa ống thông gió, cửa kín lửa và các cửa mở khác liên quan đến việc thông gió vào khu vực cháy.

4. Huấn luyện và chỉ dẫn

Sĩ quan phải chỉ cho mọi người biết các cửa thông gió nào liên quan đến các khu vực cháy. Mọi thuyền viên, đặc biệt là các Sĩ quan phải biết vị trí và cách đóng các van đóng nhanh từ xa để cắt dầu, gió, điện khẩn cấp trên tàu

Các trạm chữa cháy cố định bằng Helon, CO2, Bọt hay nước phun… trong buồng máy hay hầm hàng cũng như hệ thống báo cháy cần được thử để nâng cao độ tin cậy với mức cao nhất có thể .

Thành viên nhóm chữa cháy phải thử mặc bình thở, quần áo chống cháy, mang các dụng cụ chữa cháy như rìu, đèn, dây an toàn…

Những thuyền viên không ở nhóm chữa cháy cũng được chỉ dẫn cách sử dụng các thiết bị và dụng cụ chữa cháy đó

Mọi thuyền viên phải biết các núm báo động cứu hoả bố trí trong khu vực ở của mình hay ở gần các nơi làm việc

Mọi thuyền viên, đặc biệt là thuyền viên làm việc dưới buồng máy phải nắm rõ lối thoát hiểm sự cố khi hoả hoạn, cách trèo qua cửa thoát hiểm, cửa sổ, cửa hầm…

Hệ thống ngăn ngừa cháy, phát hiện và chữa cháy phải được để đúng nơi qui định và sẵn sàng sử dụng. Các bình bọt xách tay phải được thay công chất hàng năm, các bình khí nén phải được duy trì đủ áp lực tối thiểu.

Cần có một số bình và thiết bị chữa cháy dùng trong mục đích huấn luyện. Bình hay thiết bị đó phải đề rõ” chỉ dùng để huấn luyện”

Khi thực tập nên kết hợp với huấn luyện. Cần chỉ dẫn cho thuyền viên cách phòng ngừa hoả hoạn, đặc biệt là trong nhà bếp, buồng máy, buồng bơm, phòng ở…cũng như cách chữa cháy liên quan đến bản chất cháy như cháy thường, cháy điện, cháy dầu mỡ…

Cần tiến hành kiểm tra định kì hệ thống và thiết bị chữa cháy, bao gồm:

Thử và kiểm tra hàng tháng, gồm:

-dụng cụ chữa cháy(Firemans Outfits), bình chữa cháy xách tay, các họng rồng, các vòi rồng có ở trạng thái hoạt động không

-các hành lang và lối thoát hiểm có bị ngăn chặn không

-các chuông báo động và loa công cộng có hoạt động không

-các van của hệ thống chữa cháy cố định có nằm đúng vị trí, các thiết bị có bị rò chảy không

-các bơm cứu hoả có hoạt động đủ áp lực không

Thử và kiểm tra hàng quí, gồm:

-tất cả các bình chữa cháy đủ áp lực và không quá hạn sử dụng không

-mặt bích quốc tế ở trạng thái tốt không

-kho chứa dụng cụ chữa cháy có đủ dụng cụ theo qui định và ở tình trạng tốt không

-các cửa chống cháy, cánh chặn lửa, các thiết bị đóng-mở có hoạt động tốt không

Thử và kiểm tra hàng năm, gồm:

-tất cả các cửa chống cháy, các cánh chặn gió hoạt động thích hợp không

-các thiết bị chữa cháy đầy đủ và hoạt động bình thường không

-tất cá các bộ phận thuộc hệ thống chữa cháy cố định mà có thể tiếp cận được có bị tắc, hỏng khi kiểm tra bằng mắt không

-tất cả các bơm cứu hoả hoạt động đủ áp lực không

-tất cả các đường cứu hoả , họng rồng có bình thường không

-hệ thống báo cháy cố định có hoạt động bình thường không

5. Thực tập và hướng dẫn cứu sinh

Khi thưc tập bằng xuồng cứu sinh kín, thuyền viên phải biết cách hạ xuồng và rời tàu từ bên trong xuồng

Khi thời tiết cho phép, cần hạ một xuồng cứu sinh ngang với mặt boong ca nô. Khi hạ xuồng, không cho phép người trên xuồng.

Phải thử hoạt động máy xuồng cứu sinh. Cho máy chạy tới, lùi không dưới (3) phút hoặc theo hướng dẫn của nhà chế tạo

Giá đỡ xuồng phải hạ ra ngoài bằng tời. Phải thử đèn chiếu sáng boong ca nô và đèn chiếu sáng sự cố mỗi khi thực tập

Khi tàu nằm trong cảng và điều kiện cho phép, cứ (3) tháng một lần, phải thực tập hạ xuồng cứu sinh và chạy thử tải dưới nước bằng máy hay bằng chèo tay.

Hàng tuần, cần kiểm tra tình trạng thiết bị cứu sinh bằng mắt để xác định sự sẵn sàng sử dụng. Và phải chạy thử máy.

Các trang bị trong xuồng cứu sinh phải được kiểm tra hàng tháng theo danh mục trang bị bao gồm cả việc kiểm tra tình trạng và thử hoạt động các thiết bị trên xuồng

Thuyền viên ngay sau khi xuống tàu phải được làm quen các trang thiết bị an toàn trên tàu. Phải làm quen từ việc mặc áo phao, mặc quần áo kín nước, sử dụng trang bị chữa cháy, cách nâng-hạ xuồng, phao bè khi thời tiết xấy, cách cấp cứu, sơ cứu người bị nạn…Phải biết rõ nhiệm vụ của mình khi rời tàu

Thuyền viên nếu được phân công công việc cụ thể khi sự cố thì phải hiểu rõ công việc đó là gì và thực hiện như thế nào.

Việc làm quen trên tàu đối với một số hạng mục cứu sinh có thể không thực hiện được vì lí do thực tế nào đó, thì sẽ kết hợp vào đợt thực tập trong tháng.

Sự chỉ dẫn làm quen phải bao gồm cả qui trình cấp cứu, sơ cứu người bị nạn, cách lên-xuống xuồng cứu sinh, cách ứng phó khi thiết bị cứu sinh bị hư hỏng ngoài dự kiến…

Phải có một sổ tay huấn luyện trên tàu có các nội dung liên quan để thuyền viên tham khảo. Việc tổ chức huấn luyện định kì cho thuyền viên phải được duy trì tối thiểu (2) tháng/lần hay kết hợp thường xuyên trong khi thực tập hàng tháng. Việc tổ chức huấn luyện và nội dung huấn luyện phải xây dựng theo chương trình và kế hoạch cụ thể.

6. Việc ghi chép nhật kí, theo dõi

Các hoạt động liên quan đến việc thực tập, diễn tập, huấn luyện, hướng dẫn an toàn cho thuyền viên đều phải ghi vào sổ theo dõi và nhật kí hàng hải. Cần ghi rõ ngày giờ, nội dung, số người tham gia, kết quả…


Nguồn: Bài viết của Capt. Trai
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Hướng dẫn về thực tập, huấn luyện trên tàu Empty Re: Hướng dẫn về thực tập, huấn luyện trên tàu

Bài gửi by duyquan Thu May 22, 2014 10:02 am

anh Bố Già có tài liệu nào nói về các kịch bản thực tập ứng phó các tình huống khẩn cấp cho thuyền viên không ạ ! chia sẻ cho anh em tham khảo với
thanks!
duyquan
duyquan
Deck Cadet

Tổng số bài gửi : 66
Điểm kinh nghiệm : 67
Ngày tham gia : 26/11/2011
Nơi làm việc : on board
Đến từ : thái bình

http://vn.360plus.yahoo.com/duyquan.seaman

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết