Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng

Go down

Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng Empty Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng

Bài gửi by Bố già Mon May 24, 2010 10:00 pm

Bạn có nghĩ một ngày đẹp trời, Thuyền trưởng chìa cho bạn một danh mục hàng hóa và yêu cầu bạn cho biết:

1. Có nhận được không?
2. Mớn nước tối đa là bao nhiêu?
3. Sẽ mở tối đa bao nhiêu máng và lô hàng nào sẽ xếp trước
4. Phải khẩn trương để xác nhận với chủ tàu


Cầm trong tay danh mục hàng hóa có đến 100 loaị hàng có kích thước và trọng lượng khác nhau. Chủ tàu yêu cầu trả lời ngay để còn kí hợp đồng với Chủ hàng. Toàn bộ số hàng này phải xếp chung một vận đơn và không cho phép xé lẻ. Vậy ta phải làm thế nào?

Ông đại phó trẻ hơi lúng túng khi nghe lệnh Thuyền trưởng. Với sự nhạy cảm nghề nghiệp, Thuyền trưởng vội trấn an:

- Không sao, cứ cẩn thận mà tính toán. Đầu tiên, cần quan tâm đến sự hạn chế về độ sâu luồng lạch bến cảng và trên đường đi. Hạn chế về trọng tải tối đa của tàu. Hạn chế về dung tích hầm hàng. Hạn chế về khả năng duy trì độ chênh mớn nước mũi lái trong suốt hành trình. Lô nào có khối lượng lớn nhất. Lô nào là hàng đặc biệt…

Với sự nhạy bén của tuổi trẻ, Ông đại phó “được lời như cởi tấm lòng”:

- Vâng, thưa Thuyền trưởng, tôi sẽ cố gắng hết sức.

Theo dòng suy luận của thuyền trưởng, ông đại phó lần từng bước để “tìm ánh sáng cuối đường hầm”:

1. Chuyến hàng này là “full load”, không được phép để hàng lại. Vậy lượng dự trữ trên tàu (ROB-remain on board) như: nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm… chỉ vừa đủ cho hành trình. Nếu thiếu, liệu tàu có thể ghé vào đâu để lấy thêm không?

2. Nếu luợng dự trữ (ROB) trên tàu là tối thiểu, thì tàu có thể nhận tối đa là bao nhiêu tấn hàng?

3. Nếu nhận hết ngần ấy trọng lượng (MT) hàng hóa, thì mớn nước trung bình của tàu khi rời cảng là bao nhiêu? Và khi đến cảng là bao nhiêu? Liệu tàu có lọt qua vùng nước có độ sâu hạn chế trên đường đi không? Và độ chênh mớn nước mũi-lái (trim) khi ấy là bao nhiêu?

4. Nếu nhận ngần ấy khối lượng hàng hóa (CBM) thì liệu hầm hàng có chứa hết không? Có loại hàng nào chiếm chỗ nhiều nhất? Có loại hàng nào không được phép xếp chung với nhau?…

Ông mỉm cười với dòng suy luận logic của mình. Chắc sau 30 phút nữa sẽ có câu trả lời. Ông cảm thấy phấn khởi khi Thuyền trưởng hài lòng.


Nguồn: Bài viết của Capt. Trai


Được sửa bởi Bố già ngày Mon May 24, 2010 10:15 pm; sửa lần 1.
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng Empty Suy nghĩ khi nhận kế hoạch chở hàng

Bài gửi by Bố già Mon May 24, 2010 10:08 pm

Ngay sau khi nhận kế hoạch xếp hàng, trong đầu Sĩ quan phụ trách hàng hóa bỗng rộ lên hàng loạt câu hỏi:
* Liệu có chở hết hàng
* Liệu có chứa hết hàng
* Liệu mớn tàu có phù hợp với luồng cảng xếp, cảng dỡ
* Liệu có bảo đảm an toàn hành hải
* Liệu có bảo đảm chất lượng hàng hóa
* Liệu có rút ngắn thời gian xếp, dỡ hàng

Và đâu là câu trả lời của bạn?

1) Không được vượt quá sức chở

Trọng tải tàu (Deadweight tons-DWT) gọi nôm là sức chở. Mỗi tàu có một sức chở nhất định. Sức chở của tàu được ghi rõ trong tài liệu tàu. Trọng lượng nước ngọt (fresh water), nhiên liệu (bunker), nước dằn (ballast water) và vật tư thiết yếu (constant)… tạm gọi là lượng tích trữ trên tàu (remain on board-ROB) và trọng lượng hàng hóa cần chở không được vượt quá sức chở của tàu.

Trọng lượng hàng nhận xếp (P) = DWT- ROB

2) Không vượt quá sức chứa

Dung tích hầm hàng (holds capacity) gọi nôm na là sức chứa. Đơn vị tính bằng mét khối (CBM) hay feet khối (CBF). Trong tài liệu của tàu, người ta cho số liệu về sức chứa hàng bao (bale capacity) và sức chứa hàng rời (bulk capacity). Tất nhiên, khối lượng hàng (cargo volume) cần chở, không thể lớn hơn tổng dung tích hầm hàng của tàu. Riêng hàng bách hóa và các loại hàng cồng kềnh khác, dung tích cần thiết để xếp hàng bao gồm cả lượng dung tích bị lãng phí do khoảng trống giữa các bao kiện (package) với nhau hay giữa bao kiện với cấu trúc hầm hàng gây ra. Tùy theo hình dạng bao kiện mà tỷ lệ hao phí dung tích (broken factor) có thể là 5%, 10% thậm chí 20% dung tích hầm.

Khối lượng hàng nhận xếp (M) < Dung tích hầm hàng

3) Mớn nước tối đa phải phù hợp độ sâu luồng lạch

Xếp xong hàng mà tàu không ra vào cảng xếp, dỡ được vì mớn nước quá lớn thì thật khốn khổ. Bởi vậy, cần biết độ sâu cho phép lớn nhất khi tàu ra-vào luồng lạch ở cảng xếp và cảng dỡ hàng. Số liệu cần tham khảo là độ sâu luồng lạch (channel chart data), chiều cao thủy triều (tide) và lượng nước thông thủy cần thiết dưới đáy tàu (keel clearance)

Mớn nước tối đa < Độ sâu cốt luồng + độ lớn thủy triều + chiều cao thông thủy

4) Bảo đảm an toàn hành hải

Xếp xong hàng mà tàu chúi mũi hay ngỗng mũi quá đều không tốt. Nên xếp sao cho độ chênh mớn nước mũi lái (trim) không quá 1% chiều dài tàu. Đối với chuyến hành trình dài ngày, phải quan tâm tới sự tiêu thụ nhiên liệu và sự thay đổi mớn nước khi tàu đến cảng dỡ hàng. Chiều cao ổn định tàu (GoM) phải luôn dương trong suốt hành trình. Các boong xếp hàng (deck, tank top) không bị quá tải (overload) cục bộ. Nếu xếp nhiều hàng vào các hầm ở giữa tàu, thân tàu sẽ bị cong lưng tôm (sagging), dễ gây nứt vỏ mạn tàu. Nếu xếp quá nhiều hàng ở các hầm hai đầu mũi-lái, thân tàu sẽ bị ưỡn (hogging), dễ gây nứt, gãy boong chính. Về nguyên tắc chung, hàng cần được phân bổ đều theo chiều dọc tàu

5) Hạn chế tổn thất hàng hóa

Để cho hàng đè bẹp nhau, gây hư hại thì người chuyên chở phải bồi thường tổn thất. Bởi vậy, cần chủ ý ngăn ngừa tổn thất hàng khi lập sơ đồ xếp hàng. Hàng cần dỡ trước phải xếp sau. Hàng nặng không đè lên hàng nhẹ. Hàng sợ bẩn, sợ mùi tránh xa hàng gây bẩn, gây mùi. Hàng sợ vỡ phải tránh xa hàng gây vỡ. Hàng mẫu hay hàng có giá trị đặc biệt phải xếp vào kho riêng (separate locker). Chú ý chèn lót để tạo điều kiện thông thoáng cho hàng sợ nhiệt, sợ ẩm…

6) Rút ngắn thời gian xếp-dỡ hàng

Quay vòng nhanh mới mang lại hiệu quả vận tải. Bởi vậy, việc bố trí hàng hóa trong hầm tàu có quan tâm đến sự thuận lợi khi thao tác xếp và dỡ hàng. Phải chú ý tới khối lượng và trọng kiện hàng trong mỗi hầm phải thích hợp với số lượng, sức nâng, tốc độ của cần cẩu tàu của hầm hàng đó. Hàng chủ đạo (lô hàng có số lượng nhiều nhất) không nên xếp tập trung vào một hầm mà nên xếp vào nhiều hầm. Hàng dễ khuân vác nên xếp ở hai đầu hầm hàng. Hàng nặng nên xếp ở khu vực miệng hầm hàng (hatchway)…

Một “Sơ đồ xếp hàng-stowage plan” tốt đóng vai trò quan trọng trong an toàn hành hải, và đồng thời, mang lại lợi ích kinh tế cao.
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng Empty Tài liệu số liệu bài toán xếp hàng

Bài gửi by Bố già Mon May 24, 2010 10:13 pm

Đại phó là người phụ trách hàng hóa trên tàu. Trước khi xếp hàng, đại phó lại lo tính toán. Câu hỏi đầu tiên của bạn là: dùng tài liệu gì để tính toán. Lấy số liệu gì trong tài liệu đó?

Yêu cầu lần lượt của việc tính toán hàng hóa là:

1) Tàu có chở hết trọng lượng hàng hóa theo kế hoạch không
2) Dung tích của hầm hàng có chứa hết lượng hàng cần chở không
3) Mỗi hầm hàng nên xếp bao nhiêu. Và nên xếp loại hàng gì với nhau.
4) Nếu phân bổ hàng như vậy, có gây ứng suất cục bộ trong hầm hay gây cong, võng thân tàu không
5) Nếu xếp như vậy thì mớn nước của tàu ở cảng phù hợp không
6) Nếu xếp như vậy thì chiều cao thế vững của tàu có bảo đảm không
7) Nếu xếp như vậy thì mớn nước đến cảng dỡ có phù hợp không
8) Nếu xếp như vậy thì chiều cao thế vững khi đến cảng dỡ có bảo đảm không

Để trả lời những câu hỏi trên, bạn cần có các tài liệu và số liệu. Những tài liệu cần tìm là:

1) Sơ đồ phân bố chung (General arrangement)
2) Sơ đồ dung tích các khoang hầm tàu (Capacity plan)
3) Tài liệu tính thế vững và chênh lệch mũi lái (Trim & stability calculation booklet)
4) Bảng tính dầu nước trong két (Tanks sounding table)
5) Bảng tính mô-men mặt thoáng các két
6) Sức chịu ứng suất lớn nhất của đáy hầm hàng (tank top), boong giữa (tween deck), mặt boong chính (main deck) và nắp hầm hàng
7) Những điều kiện xếp hàng tiêu chuẩn của tàu
8) Sức tải và tốc độ của mỗi cần cẩu

Những số liệu sau đây cần cho việc tính toán hàng hóa:

1) Số lượng nhiên liệu (bunker), nước ngọt (fresh water) và nhu yếu cần thiết (constant) trước khi khởi hành
2) Trọng tải (deadweight) của tàu theo mùa, vùng tàu hoạt động
3) Tổng dung tích hầm tàu (hold capacity)- Dung tích hàng bao (bale capacity), dung tích hàng rời (bulk capacity)
4) Chiều dài chuyên chở (chiều dài thủy trực) của tàu (Length perpendiculars-Lpp)
5) Chiều sâu hầm hàng, chiều cao tween deck, kích thước mỗi hầm
6) Vị trí đánh dấu mớn nước Mũi (Fore draft-F), Lái (Aft draft -A), Giữa (Midle draft)
7) Mớn nước trung bình (mean draft-M), lương giản nước (Displacement-D), tọa độ tâm nổi (center of buoyancy-B), số tấn làm tàu chìm 1cm, số mô-men làm tàu chúi 1cm

Các tài liệu, số liệu trên là “đồ nghề” của bạn để tính toán hàng hóa. Người ta thường nói: thiếu “đồ nghề” thì chả làm được việc gì là vậy.
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng Empty Re: Một số điều về nhận chở hàng, xếp hàng

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết