Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

2 posters

Go down

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển Empty Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

Bài gửi by mylove83 Wed Oct 23, 2013 3:47 pm

BÀI 1: HỆ THỐNG THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TKCN

Năm 1979, Tổ chức Hàng Hải quốc tế (International Maritime Organization -IMO) đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hội nghị này đã thông qua Công ước Quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải - SAR 79. Theo đó, yêu cầu phát triển một hệ thống cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm và cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế khác như Liên minh viễn thông quốc tế ITU, Tổ chức Inmarsat, hệ thống vệ tinh tìm kiếm cứu nạn Cospas-Sarsat... đến năm 1988, một hệ thống thông tin đã được các nước thành viên IMO, trong đó Việt Nam là một thành viên đầy đủ, thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ sung Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển và được gọi là SOLAS 74, sửa đổi năm 1988, khai sinh ra Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System – GMDSS).

Theo phương thức thông tin, Hệ thống GMDSS bao gồm sau:

Hệ thống thông tin sóng mặt đất sử dụng các băng tần sóng trung (MF), sóng ngắn (HF) và sóng cực ngắn (VHF);
Hệ thống thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat và Cospas-Sarsat.

Về báo động cấp cứu, Hệ thống GMDSS cho phép các tàu được trang bị thiết bị thông tin theo quy định có thể báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ và tàu đến tàu bằng ít nhất 2 thiết bị độc lập qua thao tác nhân công hoặc tự động trên cả hệ thống thông tin mặt đất và thông tin vệ tinh. Khi gặp nạn Tàu cần phải chủ động báo nạn bằng nhiều cách có thể và cung cấp đầy đủ thông tin nhằm tạo thuận lợi cho công tác TKCN.

Hệ thống thông tin sóng mặt đất bao gồm các Đài bờ (Coast Station) và các đài tàu được trang bị theo quy định. Các Đài tàu có thể sử dụng phương thức Gọi chọn số (DSC) để báo động cấp cứu hoặc bắt liên lạc trực tiếp tới các Đài bờ. Sau cuộc gọi DSC việc liên lạc có thể được tiếp tục với phương thức thoại hoặc phương thức điện báo in trực tiếp băng hẹp (NBDP). Trong vùng biển A1 (Cách bờ 25 hải lý), tàu có thể sử dụng sóng VHF với kênh 70 DSC và kênh 16 thoại để thực hiện các cuộc gọi cấp cứu tới bờ với chất lượng thu phát khá tốt.

Với liên lạc tầm trung và tầm xa, Tàu sử dụng các tần số MF/HF thuộc dải 2, 4, 6, 8, 12, 16 MHz để gọi cấp cứu bằng DSC và chuyển sang các tần số làm việc bằng thoại và NBDP tương ứng. Tuy nhiên chất lượng thông tin liên lạc qua Hệ thống thông tin sóng mặt đất trên dải MF/HF không cao do phụ thuộc nhiều vào điều kiện truyền sóng tự nhiên, can nhiễu, cự ly thông tin. Do đó, trong cùng vùng bao phủ của hệ thống INMARSAT, dịch vụ thông tin INMARSAT sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn so với thông tin sóng mặt đấttrên dải HF.

Hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT cung cấp cho các Tàu được trang bị thiết bị INMARSAT theo tiêu chuẩn GMDSS khả năng báo động cấp cứu tới các Đài bờ với mức ưu tiên cao nhất. Các thiết bị INMARSAT hợp chuẩn GMDSS hiện nay là INMARSAT-C, INMARSAT B, INMARSAT Fleet 77.

Chất lượng thông tin liên lạc qua hệ thống INMARSAT có độ tin cậy cao, chất lượng cuộc gọi tốt. Tuy nhiên, liên lạc qua hệ thống INMARSAT chỉ hiệu quả trong tầm phủ sóng của các vệ tinh địa tĩnh từ 76 độ Bắc đến 76 độ Nam, ngoại trừ 2 vùng cực.

Hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat là hệ thống thông tin 1 chiều cung cấp dịch vụ báo động cấp cứu và định vị toàn cầu. Khi tàu bị chìm , phao EPIRB có cơ chế tự giải phóng bằng bộ nhả thủy tĩnh và tự nổi, tự kích hoạt để phát báo động cấp cứu. Báo động cấp cứu cũng có thể kích hoạt nhân công khi thuyền viên khi rời tàu và cầm theo phao. Tín hiệu báo động cấp cứu này sẽ được hệ thống vệ tinh nhận được và chuyển xuống các Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Cospas-Sarsat, tại đây báo động cấp cứu được giải mã, tính toán xác định vị trí phao và chuyển đến các cơ quan TKCN để thực hiện công tác TKCN cho tàu bị nạn.

Các hệ thống Thông tin trên này nhằm tăng cường an toàn hành trên các tuyến hàng hải quốc tế và nội địa, ngăn chặn các tai nạn xảy ra trên biển, đồng thời nâng cao hiệu quả của các hoạt động TKCN.

(Nguồn VISHIPEL) - http://www.vishipel.com.vn
mylove83
mylove83
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 8
Điểm kinh nghiệm : 12
Ngày tham gia : 23/10/2013
Đến từ : hải phòng

http://www.vishipel.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển Empty Re: Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

Bài gửi by mylove83 Wed Oct 23, 2013 3:49 pm

BÀI 2: Giới thiệu về Inmarsat-C trong hoạt động TKCN

Năm 1991, Hệ thống Inmarsat-C chính thức ra đời bởi tổ chức Thông tin vệ tinh hàng hải toàn cầu Inmarsat bổ sung đáp ứng theo hệ thống GMDSS cung cấp đảm bảo thông tin cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

Hệ thống Inmarsat-C cung cấp các dịch vụ truyền số liệu và telex hai chiều với tốc độ 600 bits/giây. Thiết bị Inmarsat-C thao tác đơn giản, giá thành rẻ với các anten vô hướng nhỏ, gọn. Những tàu vận tải, tàu khách, tàu dầu, tàu container, các công trình biển như giàn khoan khai thác, giàn khoan thăm dò, các ụ chứa dầu hoạt động trong vùng biển A3 bắt buộc phải trang bị, lắp đặt thiết bị Inmarsat trong đó có thiết bị Inmarsat-C theo Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển SOLAS 74/88. Thiết bị Inmarsat-C cung cấp các dịch vụ, như: gửi và nhận các bức điện có độ dài lên đến 32 Kbytes với các dịch vụ email, fax (text to fax), SMS. Thiết bị Inmarsat-C trang bị trên tàu giúp nhà quản lý dễ dàng trong việc quản lý đội tàu, phương tiện thông qua dịch vụ Polling & Data report, điều khiển giám sát và thu nhận dữ liệu từ xa SCADA. Cụ thể, các dịch vụ trong Inmarsat-C bao gồm:

1 / Gọi cấp cứu:

Thuật ngữ "Gọi cấp cứu " bao hàm các cuộc báo động cấp cứu và các bức điện với mức ưu tiên Distress. Khi nhận được cuộc gọi báo động cấp cứu, Đài Thông tin Vệ tinh Mặt đất Inmarsat (gọi tắt là Đài LES) phải ngay lập tức xác nhận và chuyển tiếp báo động cấp cứu tới RCC (Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn) quốc tế hoặc quốc gia. Thông tin báo động cấp cứu thường gồm: số nhận dạng thiết bị, vị trí bị nạn, tính chất bị nạn và thời gian được cập nhật sớm nhất của tàu.

2/ Dịch vụ gọi nhóm tăng cường EGC

Dịch vụ gọi nhóm tăng cường là dịch vụ phát thông tin quảng bá tới một nhóm tàu hay ra các tàu trong một vùng địa lý nhất định như: hình tròn, hình vuông hoặc vùng NAVAREA qua hệ thống Inmarsat-C. Các bức điện EGC được chuyển tới Đài LES qua mạng mặt đất bằng telex, email... sau đó LES sẽ tiến hành xử lý và chuyển tiếp bức điện tới Đài điều phối mạng (NCS). NCS sẽ sắp xếp thời gian phát bức điện EGC tới vùng biển địa lý đã định mà nó phụ trách trên kênh báo hiệu chung.

Dịch vụ EGC gồm hai dịch vụ:

   FleetNet: Cung cấp thông tin thương mại cho một thuê bao nhất định hoặc một nhóm thuê bao (ví dụ : một công ty với đội tàu của nó).
   Safety Net: Cung cấp Thông tin An toàn Hàng hải MSI bao gồm Cảnh báo Hành hải (NAV), Cảnh báo Khí tượng (MET), Thông tin Tìm kiếm và Cứu Nạn (SAR), Dự báo Thời tiết Biển (WX) và các thông tin An toàn khẩn có liên quan.

3/ Dịch vụ quản lý tàu

Dịch vụ quản lý tàu (Polling and Data Reportting) là dịch vụ được sử dụng cho mục đích yêu cầu tàu báo cáo dữ liệu vị trí của tàu.

Có ba cách yêu cầu vị trí của tàu :

   Phát yêu cầu vị trí đối với từng tàu nhất định: Khi một thuê bao mặt đất có yêu cầu vị trí tàu, họ sẽ gửi lệnh Poll ra tàu bằng email. Lệnh Poll này tới đài LES qua mạng mặt đất và được phát đi qua hệ thống Inmarsat-C tới NCS. NCS phát lệnh Poll này ra tàu. Khi đó, thiết bị Inmarsat-C trên tàu gửi về 1 bản thông báo Data Report tới thuê bao mặt đất qua vệ tinh và đài LES (nếu thiết bị Inmarsat-C trên tàu đang bật máy). Bản thông báo này cho biết vị trí, tốc độ, hướng, thời gian cập nhật vị trí của tàu…Qua đó, thuê bao mặt đất có thể đưa ra quyết định trợ giúp hợp lý, nhất là khi tàu bị gặp tai nạn hoặc có nguy cơ bị đâm va. Các dữ liệu về tàu có thể được chuyển trực tiếp tới thiết bị đầu cuối Inmarsat-C từ các thiết bị hàng hải và các bộ cảm biến gắn trên tàu.

   Phát yêu cầu vị trí đối với một nhóm tàu : Cũng giống như Phát yêu cầu vị trí đối với từng tàu nhất định, thuê bao mặt đất thực hiện gửi lệnh Poll ra một nhóm tàu muốn nhận thông tin. NCS sẽ phát một tín hiệu thăm dò duy nhất trên kênh báo hiệu chung tới một nhóm tàu, việc phát có thể lặp lại nếu không nhận được trả lời.

   Phát yêu cầu vị trí theo khu vực : Cũng giống như yêu cầu vị trí theo nhóm nhưng các đài tàu thuộc một khu vực địa lý được định nghĩa trong nội dung bức điện yêu cầu.

Với các dịch vụ trên, Hệ thống Inmarsat-C đã hỗ trợ tối đa công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong việc phối hợp tìm kiếm cứu nạn, xử lý thông tin hiện trường, Inmarsat-C cung cấp thông qua các dịch vụ như Poll-Data Report, FleetNet cho biết vị trí của tàu, nhóm tàu, đưa thông báo tới một nhóm tàu; Phát các thông tin An toàn Hàng hải MSI được phát qua phương thức EGC SafetyNet gồm Cảnh báo Hành hải (NAV), Cảnh báo Khí tượng (MET), Thông tin Tìm kiếm và Cứu Nạn (SAR), Dự báo Thời tiết Biển (WX) và scác thông tin An toàn khẩn có liên quan.

Đài Hải Phòng LES trực thuộc Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam đã và đang cung cấp các dịch vụ trong hệ thống Inmarsat-C đảm bảo thông tin thông suốt cho các cuộc liên lạc. Với vùng phục vụ thông tin TKCN là toàn bộ vùng Ấn Độ Dương, mã Đài Hải Phòng LES trong hệ thống Inmarsat-C là 330, cung cấp toàn bộ các dịch vụ của hệ thống Inmarsat-C.  Đặc biệt với dịch vụ trực canh cấp cứu và SafetyNet đang cung cấp tất cả các thông tin an toàn hàng hải tới tàu trong vùng NAV/MET XI thuộc IOR.

(Nguồn VISHIPEL) - http://www.vishipel.com.vn
mylove83
mylove83
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 8
Điểm kinh nghiệm : 12
Ngày tham gia : 23/10/2013
Đến từ : hải phòng

http://www.vishipel.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển Empty Re: Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

Bài gửi by mylove83 Wed Oct 23, 2013 3:51 pm

BÀI 3: Giới thiệu về Inmarsat F77 trong hoạt động TKCN

Ra đời và đưa vào sử dụng năm 2004, Thiết bị Inmarsat F77 phát triển trên nền tảng thiết bị đầu cuối Inmarsat mM, GAN và Inmarsat B của hệ thống Inmarsat thế hệ thứ 3. Thiết bị Inmarsat F77 đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Hệ thống Cấp cứu và An toàn Hàng hải Toàn cầu (GMDSS).

Thiết bị Inmarsat F77 là dòng thiết bị hiện đại với tốc độ truyền tải dữ liệu cao. Dịch vụ thoại tốc độ chuẩn 4,8 Kbps và thoại chất lượng cao tốc độ 64Kbps. Ngoài ra, thiết bị F77 cung cấp dịch vụ FAX hai chiều với tốc độ cao 9,6 Kbps, dịch vụ Data với tốc độ lớn nhất lên tới 128 Kbps,…nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cao các dịch vụ tiện ích trên nền Internet như trao đổi Email, Web,… Bên cạnh đáp ứng những dịch vụ mang tính thương mại, thiết bị Inmarsat F77 còn được trang bị hệ thống thông tin phát báo động cấp cứu phục vụ công tác Tìm kiếm cứu nạn.

Quá trình thông tin trên thiết bị Inmarsat F77 có bốn mức ưu tiên: mức ưu tiên cấp cứu, mức ưu tiên khẩn cấp, mức an toàn và mức thông tin thông thường. Mức ưu tiên cho thông tin cấp cứu đây là mức ưu tiên cao nhất, thông tin sẽ truyền đi ngay cả khi kênh thoại hoặc kênh dữ liệu đang được sử dụng. Khi đó, tất cả các thông tin ngoài thông tin cấp cứu sẽ bị dừng lại và ưu tiên cho thông tin cấp cứu. Mức thứ hai là mức thông tin khẩn cấp, mức ưu tiên này thấp hơn mức ưu tiên cấp cứu, cao hơn mức thông tin an toàn và thông thường, vì vậy, khi phát thông tin khẩn cấp các thông tin an toàn và thông thường sẽ bị dừng lại để ưu tiên phát thông tin khẩn cấp. Tương tự, trình tự ưu tiên với mức an toàn là thấp hơn mức khẩn cấp và cao hơn mức thông thường.

Vì thiết bị Inmarsat F77 thuộc chuẩn GMDSS, cho nên, việc phát thông tin báo động cấp cứu sẽ được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống thông tin Inmarsat. Kênh truyền sẽ được ưu tiên xử lý và dành riêng, điều này sẽ giúp chất lượng và sự ổn định của thông tin thoại tốt hơn.

Trên mỗi thiết bị Inmarsat F77 đều trang bị nút hoặc phím phát báo động cấp cứu. Khi nút được kích hoạt, tín hiệu báo động cấp cứu ngay lập tức được gửi tới cơ quan phối hợp tìm kiếm cứu nạn (RCC) qua vệ tinh và đài LES, kèm theo thông tin về số nhận dạng thiết bị và vị trí thiết bị hiện tại. Khi tín hiệu cấp cứu được phát đi thì tất cả các thông tin khác trên kênh truyền vệ tinh sẽ bị dừng lại để nhường cho kênh thông tin phục vụ cấp cứu. Khi kênh thoại cấp cứu được thiết lập, việc trao đổi thông tin cấp cứu diễn ra giữa phương tiện bị nạn và cơ quan cứu nạn. Kênh thông tin này luôn được duy trì khi có yêu cầu.

Trong hoạt động Phối hợp tìm kiếm cứu nạn, thiết bị Inmarsat F77 đóng vai trò kênh thông tin liên tục giữa phương tiện phát báo nạn với cơ quan Tìm kiếm cứu nạn và các đơn vị chức năng tham gia khác. Các thông tin hiện trường, vị trí bị nạn sẽ được trao đổi liên tục và kịp thời giữa các đơn vị tham gia cứu nạn. Như vậy, việc phối hợp tìm kiếm cứu nạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Để biết thêm thông tin chi tiết về hoạt động của thiết bị Inmarsat F77 cũng như vai trò của nó trong trường hợp tàu gặp nạn, xin Quý vị vui lòng liên hệ với Đài thu Vệ tinh Mặt đất Inmarsat Hải Phòng theo số điện thoại tổng đài 84.313.880114 nhánh 1 hoặc Email: Les_support@hples.com.vn. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ và sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn.

(Nguồn VISHIPEL) - http://vishipel.com.vn/index.aspx?page=detail&id=9083


Được sửa bởi mylove83 ngày Sun Nov 17, 2013 8:36 am; sửa lần 1.
mylove83
mylove83
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 8
Điểm kinh nghiệm : 12
Ngày tham gia : 23/10/2013
Đến từ : hải phòng

http://www.vishipel.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển Empty Re: Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

Bài gửi by mylove83 Mon Oct 28, 2013 11:53 am

BÀI 4: Inmarsat Fleet Broadband thiết bị liên lạc trong tình huống cấp cứu khẩn cấp

Hơn 3 thập kỷ qua, Inmarsat đã và đang góp phần bảo đảm an toàn cho các phương tiện và con người trên biển. Hiện nay, bên cạnh các thiết bị và dịch vụ theo tiêu chuẩn GMDSS, các phương tiện hoạt động trên biển đã trang bị thiết bị Inmarsat băng thông rộng thế hệ mới như Fleet Broadband để có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, cấp cứu trong tình huống không mong muốn.

Thiết bị điện thoại vệ tinh băng thông rộng Fleet Broadband ra đời năm 2007 là kết nối vệ tinh thế hệ thứ 4 - I4 của Inmarsat với 03 quả vệ tinh tại vị trí 143,5 độ Đông; 25 độ Đông và 98 độ Tây trên quỹ đạo. Inmarsat FBB mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích như: tốc độ truy cập cao hơn, lên tới 432 kbps trên kênh chia sẻ; thực hiện đồng thời thoại và truyền dữ liệu băng thông rộng; dễ dàng sử dụng; vùng phủ sóng toàn cầu với chi phí hiệu quả hơn các thiết bị thế hệ trước đây.

Ngày 29/7/2009, tàu Tây Sơn 02 của Công ty Vận tải biển Vinalines là con tàu đầu tiên trong đội tàu của Việt Nam lắp đặt thiết bị và sử dụng dịch vụ Inmarsat FBB. Cho đến nay ở nước ta đã có khoảng 120 con tàu trang bị và sử dụng dịch vụ này.

Bên cạnh những tính năng và hiệu quả ưu việt mà thiết bị FBB mang lại, để giúp cho những chuyến hành hải an toàn hơn, dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp 505 (505 Emegency Calling) trên thiết bị FBB đã ra đời vào tháng 10/2009. Đây là dịch vụ hoàn toàn miễn phí, góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an sinh mạng và tìa sản trên biển, là phương thức hữu hiệu trong trường hợp khẩn cấp, cấp cứu.

Khách hàng sử dụng dịch vụ Inmarsat Fleet Broadband khi quay số 505 sẽ ngay lập tức dược kết nối tự dộng đến một trung tâm cứu nạn và phòng vệ bờ biển cho dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Dịch vụ này được định tuyến trực tiếp tới một trong ba Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải (MRCC) hoạt động 24/7, các trung tâm này có trách nhiệm tư vấn và trợ giúp tàu thuyền bị nạn do vậy khách hàng có thể thông báo trực tiếp với người có trách nhiệm trong trường hợp tàu thuyền gặp trường hợp khẩn cấp như tàu thuyền gặp nạn, cần trợ giúp về y tế, trợ giúp về hành hải …

Dịch vụ này không phá vỡ các chuẩn mực của Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS, các tàu theo SOLAS vẫn tiếp tục sử dụng các phương thức liên lạc khẩn cấp thông thường. Nhưng đối với các nằm ngoài vùng phủ sóng của VHF và hoặc trong khu vực tín hiệu sóng MF, HF bị nhiễu, nếu tàu có trang bị thiết bị Inmarsat FleetBroadband thì dịch vụ Gọi khẩn cấp 505 là phương thức liên lạc nhanh và đơn giản dùng để gọi yêu cầu trợ giúp. Dịch vụ Gọi khẩn cấp 505 ra đời với mục tiêu duy nhất là đảm bảo và tăng cường an toàn cho tất cả các đối tượng hoạt động biển cho dù trên các tàu thuyền và phương tiện loại nào.

Không cần quy trình sử dụng, không cước phí cho việc sử dụng dịch vụ này. Việc duy nhất cần làm đó là nhấc handset lên và quay số 505. 505 là con số dễ nhớ bởi nó tương tự như chữ SOS.

Cuộc gọi 505 này được mặc định dành cho trường hợp khẩn cấp cho nên Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn ở vùng mà tàu đang hành trình sẽ nhận được cuộc gọi này ngay lập tức. Khi đó trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn yêu cầu bạn cung cấp các thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh. Đây là những câu hỏi đã được xây dựng khi gọi 505 nhằm mục đích dễ dàng nhất cho các tàu khi yêu cầu trợ giúp. Chúng ta có thể dễ dàng nghe và trả lời các câu hỏi đó. Khi nhận được các thông tin cần thiết nhất, trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn sẽ có trách nhiệm nhanh chóng xử lý và đưa ra phương án ứng cứu kịp thời.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các dịch vụ mới ra đời góp phần không nhỏ mang lại sự an toàn giao thông trên biển, đảm bảo sinh mạng và tài sản của người đi biển.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ, thiết bị vệ tinh xin vui lòng liên hệ với các Điểm dịch vụ khách hàng – Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam hoặc số điện thoại 031.3842070.

(Nguồn VISHIPEL) - http://www.vishipel.com.vn[/quote]
mylove83
mylove83
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 8
Điểm kinh nghiệm : 12
Ngày tham gia : 23/10/2013
Đến từ : hải phòng

http://www.vishipel.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển Empty Re: Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

Bài gửi by sonkht Sun Nov 17, 2013 9:13 am

Nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về hệ thống thông tin an toàn, an ninh hàng hải hiện nay cho các thuyền viên đang có những chuyến hành trình trên biển Công ty Thông tin điện tử hàng hải VN (VISHIPEL) đã truyền tải các thông tin tìm kiếm và cứu nạn trên biển SAR79 qua các chương trình phát sóng hàng ngày của hệ thống đài TTDH và trang web của Công ty.
Với mong muốn cập nhật những thông tin hữu ích nhất cho các thuyền viên, chúng tôi mong muốn có được sự phản hồi từ các bạn thuyền viên đánh giá chất lượng chương trình phát sóng cũng như chất lượng nội dung các bài viết đã được đăng tải trên website.
VISHIPEL bạn đồng hành cùng người đi biển!!!
sonkht
sonkht
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 2
Điểm kinh nghiệm : 2
Ngày tham gia : 14/10/2013

Về Đầu Trang Go down

Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển Empty Re: Hệ thống thông tin phục vụ TKCN trên biển

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết