Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3

3 posters

Go down

những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3 Empty những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3

Bài gửi by ngoctung35 Sun May 11, 2014 10:05 am

các anh đi trước cho hỏi một số câu hỏi thường phỏng vấn lên phó 3 và kinh nghiệm làm việc trên tàu với chức danh 3/0 .Những khó nhăn thường gặp phải.
thanks all
ngoctung35
ngoctung35
Carpenter

Tổng số bài gửi : 34
Điểm kinh nghiệm : 26
Ngày tham gia : 18/03/2012

Về Đầu Trang Go down

những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3 Empty Re: những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3

Bài gửi by h1376259 Mon Nov 10, 2014 12:01 pm

Những điều Sĩ quan Vận hành Boong(Phó 2, phó 3) cần biết
1. Lĩnh vực Thuyền viên
(1) Thủ tục bàn giao chức danh
- Khi nhận bàn giao chức danh trên tàu ta sẽ bàn giao cái gì? Những việc cụ thể khi bàn giao chức danh phó 3; phó 2?
(2) Làm quen trên tàu
- Cần phải làm quen những gì trên một tàu mới? Nêu rõ những việc cần làm quen liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ? Những việc cần làm quen liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm?
(3) Nội qui trên tàu
- Cho biết thông lệ hàng hải về quản lí gio giấc làm việc, ăn, nghỉ và đi lại trên tàu của thuyền viên? Vai trò trách nhiệm của Thuyền trưởng. Vai trò trách nhiệm của trưởng bộ phận Boong-Máy(Máy trưởng, Đại phó). Vai trò, trách nhiệm của các Sĩ quan đối với thuyền viên cấp dưới ra sao?
2. Lĩnh vực Hành hải
(1) Tu chỉnh buồng lái
- Buồng lái cần có những máy móc và thiết bị hàng hải gì?
- Buồng lái cần có những tài liệu, hải đồ và ấn phẩm hàng hải gì?
- Buồng lái cần có những nhật kí và các sổ ghi chép gì?
- Buồng lái cần có những hướng dẫn, chỉ dần, lưu ý an toàn gì?
(2) Sử dụng trang thiết bị buồng lái
- Cách sử dụng rada và ARPA
- Cách sử dụng máy lái(STEERINGEAR)
- Cách sử dụng máy đo sâu(ECHOSOUNDER)
- Cách sử dụng tốc độ kế(SPEEDLOG)
- Cách sử dụng máy định vị(GPS),
- Cách sử dụng máy ghi thời tiết(FACIMILE),
- Cách sử dụng máy thông tin an toàn hàng hải(NAVTEX),
- Cách sử dụng máy liên lạc VHF,
- Cách sử dụng máy thông tin, liên lạc vệ tinh(INMARSAT),
- Cách sử dụng sextant,
- Cách sử dụng biểu xích,
- Cách sử dụng tay chuông…
- Cách sử dụng máy cảnh báo an ninh,
- Cách sử dụng máy nhận dạng(AIS),
- Cách sử dụng còi sương mù,
- Cách sử dụng âm hiệu, cờ hiệu, tín hiệu và bóng hiệu trên tàu,
- Cách sử dụng máy báo cháy,
- Cách sử dụng EPIRB. RADARSPONDER, TWOWAY RADIO
- Cách sử dụng súng bắn dây,
- Cách sử dụng ẩm kế, áp kế, máy đo gió…
- Cách sử dụng pháo hiệu…
(3) Quản lí và tu chỉnh thiết bị buồng lái
- Cách quản lí, sắp xếp và tu chỉnh hải đồ ?
- Cách quản lí, sắp xếp và tu chỉnh ấn phẩm hàng hải ?
- Cách theo dõi và xác định sai số la bàn điện, la bàn từ?
- Cách điều chỉnh đồng bộ la bàn chính với các la bàn phản ảnh?
- Cách tìm sai số thời kế?
- Cách thử độ nhạy máy lái tự động trong cảng?
- Cách thử độ nhạy và sự đồng bộ của góc bẻ lái?
- Cách thử hoạt động hệ thống cảnh báo khẩn cấp của VHF (DSC)
- Cách thử hoạt động hệ thống đèn hành trình?
- Cách thử hoạt động máy báo cháy
(4) Chuẩn bị tàu đi
- Cách lựa chọn hải đồ và ấn phẩm hàng hải cho chuyến đi?
- Cách chọn tuyến đường, điểm chuyển hướng và kẻ đường đi trên hải đồ ?
- Cách lập kế hoạch chuyến đi và tính toán thời gian chuyến đi?
- Các bước chuẩn bị máy và buồng lái để tàu khởi hành?
- Chuẩn bị các giấy tờ thủ tục cho tàu rời cảng?
- Cách tính thuỷ triều lúc tàu rời cảng? bằng lịch thuỷ triều? bằng chiều cao nước lớn, nước ròng trong ngày?
- Cách tìm thông tin an toàn hàng hải và khí tượng thuỷ văn trước chuyến đi?
- Biết lượng nhiên liệu, nước ngọt, hàng hoá trên tàu, hãy chọn mớn nước lớn nhất phù hợp khi tàu khởi hành và khi tàu vào cảng tới ?
(5) Chuẩn bị tàu đến
- Dựa vào các số liệu tiêu thụ dầu nước trên hành trình, tính toán mớn nước mũi-lái khi tàu đến cảng ?
- Tính thuỷ triều khi tàu đến cảng. Cách tính chiều cao thủy triều ở cảng phụ? Tính thời điểm cập cầu tốt nhất trong ngày?
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến qui định của cảng như: vị trí hoa tiêu, giới hạn cảng, độ sâu luồng lạch, các kênh liên lạc, các yêu cầu về thủ tục nhập cảng.. ?
- Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến thủ tục vào cảng?
- Khi đón hoa tiêu, cần chuẩn bị những gi(ban ngày, ban đêm)?
- Phân biệt hệ thống phao tiêu, màu sắc các loại phao, dấu hiệu ban ngày, ban đêm và ý nghĩa chỉ dẫn của chúng?
(6) Trực ca tàu hành trình
- Cần biết những thông tin gì trước khi nhận ca?
- Cần kiểm tra những gì ngay sau khi nhận ca?
- Công việc thường làm trong ca hành trình trên buồng lái là gì?
- Trong ca nên thường xuyên kiểm tra cái gì ?
- Khi nào thì phải tăng cường cảnh giới? Muốn tăng cường cảnh giới thì phải làm những gì?
- Cách xác định vị trí tàu bằng phương vị, khoảng cách rada, GPS…và các kí hiệu thường dùng tương ứng để biểu thị vị trí đó trên hải đồ ra sao?
- Vị trí GPS trên hải đồ Mecato, có cần phải hiệu chỉnh sai số không?
- Biết sai số la bàn, hướng đi thật, tìm hướng đi la bàn lái ra sao?
- Khi tàu bị lệch xa khỏi đường đi thì làm thế nào?
- Làm thế nào để biết góc dạt do gió nước gây nên và cách khử độ dạt?
- Mỗi khi cần đổi hướng đi của tàu. ta phải làm gì?
- Cách tránh một tàu trên biển ? (tàu chạy đối hướng, chạy từ trái sang phải, chay từ phải sang trái). Góc bẻ lái khi tránh là khoảng bao nhiêu độ?
- Muốn vựợt một tàu khác trong luồng thì làm thé nào?
- Làm thế nào để biết có nguy cơ va chạm? và khi nghi ngại có nguy cơ va chạm thì làm ra sao?
- Khi muốn dùng máy chính thì làm thế nào ? trường hợp không khẩn cấp ? trường hợp khẩn cấp?
- Khi nào thì phải gọi Thuyền trưởng?
- Cần ghi những gì trong nhật kí Boong? cách ghi chép ra sao? Mấy giờ thì ghi một lần? Nội dung bắt buộc phải ghi lúc nhận ca và giao ca là gì?
- Muốn gửi một bức điện từ tàu vào bờ thì làm thế nào? Muốn liên hệ với một tàu đang chạy trên biển thì làm ra sao?
- Cách thu thập các thông tin an toàn hàng hải và thời tiết trong ca ?
- Làm những gì khi tầm nhìn xa bị hạn chế?
- Làm những gì khi tàu mất chủ động?
- Làm những gì khi nghi ngại về sự điều động thiếu an toàn của tàu khác?
- Làm những gì khi tàu hành hải vào vùng mật độ tàu cao?
- Làm những gì khi tàu hành hải vào khu vực luồng hẹp?
- Khi có Hoa tiêu, Thuyền trưởng trên buồng lái thì Sĩ quan sẽ làm những gì?
- Những nhật kí(logbook) và sổ theo dõi(recordbook) gì thường dùng trong ca là gì?
- Những gì cần theo dõi và đo đạc hàng ngày trên biển?
- Cách đổi múi giờ và đổi ngày trên biển ra sao?
- Khi người nhận ca có vẻ không đủ năng lực nhận ca thì làm thế nào?
- Cần thông báo những gì cho ca sau?
- Trước khi cho thủy thủ trực ca rời buồng lái, có cần yêu cầu thủy thủ đi kiểm tra an toàn quanh tàu không?
(7) Trực ca trong cảng
a) Những chú ý về an toàn
- Chú ý về an toàn cháy, nổ là chú ý những gì, chú ý ở đâu và lúc nào trên tàu?
- Khi có người đang làm việc trên cao, hàn cắt, làm việc dưới hầm sâu, ngoài mạn tàu hay tàu đang nhận chuyền dầu, thì cần nhắc nhở họ điều gì?
- Cần chú ý duy trì tình trạng dây buộc tàu trong cầu ra sao?
- Một cầu thang lên xuống tàu an toàn thì phải thế nào? Ban ngày, ban đêm?
- Cho biết vị trí người trực ca trong cảng ? những việc mà người trực ca cần làm là gì?
- Người trực ca có cần thường xuyên đi vòng quanh tàu không?
b) Những chú ý về an ninh
- Cho biết những vị trí mà người lạ có thể đột nhập lên tàu từ bên ngoài mạn tàu?
- Cho biết cách kiểm tra người lạ lên, xuống tàu ra sao?
- Khi có một phương tiện hay một người tiếp cận trái phép thì làm thế nào ?
- Cần yêu cầu có cam kết an ninh trong trường hợp nào?
- Khi tiếp nhận hàng hóa, hành lí, vật tư , thực phẩm…từ trên bờ lên tàu trong trường hợp an ninh cấp độ cao thì cần chú ý cái gì?
c) Những chú ý về ô nhiễm
- Tàu thường gây ô nhiễm gì khi nằm trong cảng?
- Cách xử lí dầu thải, rác thải, nước thải khi tàu nằm trong cầu?
(8) Trực ca tàu neo
- Khi trực ca neo thì sĩ quan ở đâu và sẽ làm những gì trong ca?
- Những chú ý gì khi trực ca neo? Vào ban ngày và ban đêm?
- Khi nào thì dễ làm tàu trôi neo?
- Làm thế nào để phát hiện tàu bị trôi neo?
- Khi tàu trôi neo thì có dấu hiệu, hiện tượng gì?
- Khi thấy tàu khác tiếp cận tàu mình đang neo quá gần thì phải làm sao?
(9) Trực ca tàu làm hàng
- Những thông tin cần biết trước khi nhận ca làm hàng?
- Những chú ý an toàn gì khi tàu đang làm hàng?
- Kiểm soát tên hàng, khối lượng và chất lượng hàng xuống tàu trong ca như thế nào?
- Khi phát hiện hàng xuống tàu không đúng kế hoạch, không going trong sơ đồ xếp hàng hay khi phát hiện hàng bị hư hỏng, đổ vỡ …thì làm thế nào?
- Có cách nào nắm được số lượng hàng xuống tàu trong ca của mình không?
- Những ai trên bờ liên quan đến việc xếp –dỡ hàng trên tàu? trách nhiệm của họ ra sao?
- Các giấy tờ hàng hóa liên quan đến việc xếp-dỡ hàng trong ca gồm những gì?
(10) Làm dây ra vào bến
Tại buồng lái
- Cách truyền lệnh của Thuyền trưởng?
- Những lệnh gì Thuyền trưởng thường đưa ra khi điều động tàu ra vào cầu
- Cách ghi sổ tay chuông? Các lệnh thường dùng để điều động máy ?
- Khi lệnh Thuyền trưởng và Hoa tiêu khác nhau, thì thực hiện lệnh của ai?
- Trước khi làm dây, Buồng lái cần kiểm tra, nhắc nhở người phụ trách làm dây tại Mũi và Lái những gì?
- Sau khi làm dây, Buồng lái cần nhắc nhở Sĩ quan làm dây ở Mũi và Lái những gì?
Tại vị trí làm dây
- Những công việc cần chuẩn bị ngay sau khi ra vị trí làm dây?
- Cách báo cáo và trả lời lệnh của buồng lái khi làm dây?
- Những gì cần phải báo cáo thường xuyên cho buồng lái biết?
- Nên chuẩn bị sẵn sàng những dây nào để đưa lên bờ?
- Khi không có lệnh buồng lái thì nên đưa dây nào lên bờ trước?
- Khi nào thì được phép rời vị trí làm dây?
- Chỉ ra những tai nạn hay sự cố khi làm dây và biện pháp phòng tránh?
3. Lĩnh vực An toàn và Ô nhiễm
(1) Quản lí các trang bị cứu sinh trên tàu
- Nêu tên các dụng cụ và thiết bị cứu sinh trên tàu?
- Làm sao để biết số lượng các dụng cụ, thiết bị cứu sinh đang lắp đặt trên tàu là phù hợp với qui định của SOLAS đang trang bị cho tàu đó?
- Làm thế nào để phân biệt thiết bị cứu sinh trên tàu đang ở trạng thái hoạt động tốt?
- Các dụng cụ, thiết bị cứu sinh có cần có hướng dẫn sử dụng kèm theo không?
- Cho biết qui định SOLAS về kiểm tra các thiết bị cứu sinh hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và năm năm…
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị cứu sinh trên tàu phải viết bằng ngôn ngữ gì? Tài liệu đó phải để ở đâu trên tàu?
- Yêu cầu ghi chép nhật kí và sổ theo dõi bảo dưỡng liên quan đến thiết bị cứu sinh như thế nào?
(2) Quản lí các trang bị cứu hoả trên tàu
- Nêu tên các dụng cụ và thiết bị cứu hỏa trên tàu?
- Làm sao để biết số lượng các dụng cụ, thiết bị cứu hỏa đang lắp đặt trên tàu là phù hợp với qui định của SOLAS đang trang bị cho tàu đó?
- Làm thế nào để phân biệt thiết bị cứu hỏa trên tàu đang ở trạng thái hoạt động tốt?
- Các dụng cụ, thiết bị cứu hỏa có cần có hướng dẫn sử dụng kèm theo không?
- Cho biết qui định về kiểm tra các thiết bị cứu hỏa hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và năm năm. mười năm, …
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị cứu hỏa trên tàu bằng ngôn ngữ gì?Tài liệu đó phải để ở đâu trên tàu?
- Yêu cầu ghi chép nhật kí và sổ theo dõi bảo dưỡng liên quan đến thiết bị cứu hỏa ra sao?
(3) Quản lí các trang bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu
- Nêu tên các thiết bị và dụng cụ trên tàu dùng để ngăn ngừa ô nhiễm?
- Muốn ngăn ngừa ô nhiễm rác thải phải làm thế nào?
- Muốn ngăn ngừa ô nhiễm dầu phải làm thế nào?
- Muốn ngăn ngừa ô nhiễm nước thải phải làm thế nào?
- Muốn ngăn ngừa ô nhiễm khí thải phải làm thế nào?
- Yêu cầu ghi chép nhật kí, sổ theo dõi liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm ra sao?
(4) Sử dụng các trang bị cứu sinh
- Cách sử dụng pháo hiệu?
- Cách sử dụng súng bắn dây?
- Cách sử dụng phao tự động cứu người rơi xuống biển?
- Cách sử dụng và thử thiết bị phát đáp ra-đa?
- Cách sử dụng và thử phao định vị khẩn cấp?
- Cách sử dụng thiết bị liên lạc xuồng cứu sinh?
- Cách hạ phao bè?
- Cách hạ xuồng cứu sinh?
- Cách mặt áo phao cá nhân?
- Cách mặt áo chống thấm, chống lạnh?
- Cách thử hoạt động máy và lái xuồng cứu sinh?
(5) Sử dụng các trang thiết bị cứu hoả
- Cách sử dụng và thử hoạt động chuông báo động cứu hỏa trên buồng lái?
- Cách thử các nút báo động cứu hỏa ở hành lang?
- Cách sử dụng và thử hoạt động máy báo cháy?
- Sử dụng thiết bị , dụng cụ chữa cháy(áo chống cháy, bình thở)?
- Cách thử các nút ngắt sự cố(điện, dầu, gió) khẩn cấp trên tàu?
- Cách dùng rồng cứu hỏa để chữa cháy?
- Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay các loại?
- Cách sử dụng trạm chữa cháy cố định các loại?
(6) Sử dụng các trang bị ngăn ngừa ô nhiễm
- Cách thu gom rác thải, dầu thải, nước thải ?
- Cách dùng hóa chất để xử lí khi có váng dầu quanh tàu?
- Cách sử dụng các thiết bị để đề phòng dầu tràn?
4. Lĩnh vực Bảo dưỡng
(1) Dựa vào đâu để thực hiện công việc bảo dưỡng trên tàu?
(2) Thực hiện công việc bảo dưỡng và báo cáo ra sao?
(3) Cách lập sổ bảo quản thiết bị cứu sinh, cứu hỏa?
(4) Các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu phải bảo dưỡng định kì trên tàu và trên bờ như thế nào ?
(5) Cách bảo dưỡng, kiểm tra các máy móc, thiết bị trên buồng lái ?
(6) Cách kiểm tra chất lượng các bình cứu hỏa xách tay trên tàu?
(7) Cách kiểm tra chất lượng các trạm cứu hỏa cố định trên tàu?
(8) Trạm dụng cụ cứu hóa(FIREMAN OUTFIT) trên tàu gồm có những thứ gì? Có bao nhiêu trạm?. Và quản lí ra sao?
(9) Cách kiểm tra chất lượng các bình khí nén trên tàu?
(10) Trên xuồng cứu sinh có thiết bị, dụng cụ gì? Bảo quản chúng ra sao?
(11) Cách tu chỉnh xuồng cứu sinh, phao bè, phao tròn, áo phao cá nhân…để phục vụ công việc kiểm tra hàng năm của Đăng kiểm?
5. Lĩnh vực Vật tư
(1) Buồng lái cần có những vật tư, dự trữ gì?
(2) Buồng lái, xuồng cứu sinh, phao bè…có những vật tư nào có hạn sử dụng? việc kiểm tra thay thế ra sao?
(3) Dựa vào đâu để biết lượng vật tư, phụ tùng đó là lượng yêu cầu tối thiểu phải dự trữ trên tàu?
(4) Cách đặt vật tư, phụ tùng ra sao?
6. Lĩnh vực hàng hoá
(1) Cho biết lượng nhiên liệu, nước ngọt, hàng hóa trước hành trình. Hãy tính hiệu số mớn nước mũi lái khi tàu rời bến?
(2) Cách hiệu chỉnh hiệu số mớn nước mũi lái theo yêu cầu?
(3) Cách tính chiều cao thế vững?
(4) Cách hiệu chỉnh chiều cao thế vững do mặt thoáng các két gây nên?
(5) Giám định mớn nước, tính toán lượng hàng hóa trên tàu và hằng số của tàu(constant) ra sao?
(6) Cho biết tập quán giao nhận hàng hóa trên tàu?
(7) Công việc bảo quản hàng hoá khi tàu đang chạy trên biển thế nào?
7. Luật hàng hải
(1) Nêu những công việc cụ thể thuyền viên đang làm trên tàu liên quan đến yêu cầu áp dụng SOLAS
(2) Nêu những công việc cụ thể thuyền viên đang làm trên tàu liên quan đến yêu cầu áp dụng MARPOL
(3) Nêu những công việc cụ thể thuyền viên đang làm trên tàu liên quan đến yêu cầu áp dụng STCW
(4) Nêu những công việc cụ thể thuyền viên đang làm trên tàu liên quan đến yêu cầu áp dụng LOADLINE
(5) Nêu những công việc cụ thể thuyền viên đang làm trên tàu liên quan đến yêu cầu áp dụng ISM CODE
(6) Nêu những công việc cụ thể thuyền viên đang làm trên tàu liên quan đến yêu cầu áp dụng ISPS
8. Đăng kiểm
(1) Đăng kiểm kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận gì trên tàu?
(2) Cho biết qui định về định kì kiểm tra cấp tàu của đăng kiểm?
(3) Cho biết qui định về kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận của đăng kiểm?
9. Hệ thống an toàn và an ninh
(1) Hệ thống quản lí an toàn trên tàu dùng để làm gì ?
(2) Việc tìm hiểu và thực hiện hệ thống quản lí an toàn ra sao?
(3) Hệ thống quản lí an ninh trên tàu dùng để làm gì ?
(4) Việc tìm hiểu và thực hiện hệ thống an ninh trên tàu ra sao?
10. Ứng phó sự cố khẩn cấp
(1) Các sự cố khẩn cấp thường gặp trên tàu là gì?
(2) Khi có sự cố khẩn cấp xảy ra trên tàu thì làm thế nào?
(3) Nhiệm vụ của thuyền viên khi khẩn cấp xảy ra được qui định ở đâu?
(4) Thực tập ứng phó khẩn cấp trên tàu được tiến hành khi nào, gồm những gì? Các bước thực hiện ra sao?
(5) Khi phát hiện có tín hiệu khẩn cấp từ tàu khác trên biển, thì làm thế nào?
(6) Khi khẩn cấp xảy ra, cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì phải phát đi những tín hiệu gì?
(7) Cách gửi một bức điện khẩn cấp qua INMARSAT?
(8) Cách gửi một bức điện cảnh báo an ninh ?
Viết nhật kí Boong (decklogbook) bằng tiếng Anh
Nhật kí Boong là nhật kí quan trọng về pháp lí trên tàu (official logbook). Là Sĩ quan hàng hải, ai cũng phải viết nhật kí Boong.
Một câu hỏi đặt ra là: viết những gì? Và viết bằng tiếng Anh ra sao?
Phải viết những gì?
Về nguyên tắc, bạn phải ghi lại hoạt động của tàu trong thời gian bạn đi ca. Bạn cần chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi vào sổ nhật kí Boong. Thông tin quan trọng là thông tin liên quan đến việc quản lí và kiểm soát an toàn hoạt động tàu, ngăn ngừa ô nhiễm. Tuy ngắn gọn, song phải thể hiện một chuỗi hoạt động liên tục của tàu từ thời điểm nhận ca đến thời điểm bàn giao ca. Nội dung cần nêu là thời gian và công việc đã thực hiện
Những thí dụ bằng tiếng Anh
Một chu kì hoạt động tàu bao gồm : rời cầu(unberthing); qua luồng(pass channel); chạy trên biển(navigating at sea); neo tàu(anchoring), cập cầu(berthing); làm hàng(cargo handling) và sửa chữa(repairing)…
Ghi nhật kí khi tàu rời cầu (unberthing)
0400 Chuẩn bị máy, thử máy lái và các thiết bị hàng hải S/B engine, tested steeringgear & navigational equipments
0500 Sẵn sàng làm dây All hands stationed
0510 Hoa tiêu lên tàu Pilot onboard
0520 Bắt dây tàu lai mũi và lái Took tugs line fore & aft
0530 Cởi hết dây Let-go last line
0540 Cởi dây tàu lai Let-go tug line
0600 Hoa tiêu rời tàu Pilot left
Ghi nhật kí khi tàu ra vào luồng (pass channel)
0400 Đến trạm Hoa tiêu Arrival Pilot Station
0520 Hoa tiêu lên tàu Pilot onboard
0530 Tàu ngang phao số “0” Passing buoy “No. 0”
0540 Tàu ngang phao số 1 Passing buoy “No.1”
0550 Tàu ngang phao số 3 Passing buoy “No.3”
0600 Đến giới hạn cảng Saigon Arrival Saigon port limit
Ghi nhật kí khi hành hải trên biển (Navigating at sea)
0400 Nhân ca, hướng thật 130 Took over the watch, T/C 130
0430 Phương vị Cu lao Cham 270, khoảng cách 4 lí, đổi hướng thật 180 Culaocham bearing 270, distance 4 miles, changing T/C 180
0500 Trời mù, tầm nhìn xa hạn chế, tăng cường cảnh giới, bật còi sương mù, thông báo thuyền trưởng, báo máy sẵn sàng, Fog set-in, poor visibility, intensify lookouts, put-on fog signal, informed Master, M/E in standby
0530 Thời tiết xấu, trời mưa, tàu lắc lư mạnh, Bad weather, rainy, ship rolling and pitching heavily
0600 Tại vị trí La…/Lo…Sự cố máy chính, tàu thả trôi, thuyền trưởng có mặt, treo tín hiệu tàu mất chủ động Pos. La…/Lo…M/E trouble, ship in drifting, Master on bridge, hoisted “NUC” signals
0700 Tại vị trí La…/Lo…, thực tập cứu sinh, cứu hỏa và người rơi xuống biển Pos. La…/Lo…Start fire fighting and abandonment and man-over-board drills
0730 Kết thúc thực tập Completion of drills
0800 Vị trí La…/Lo…HT= ….. đã kiểm tra an toàn xung quanh tàu, bàn giao ca Pos. La…/Lo…. T/C= ….. Rounds made, all’s well. Hand-over
Ghi nhật kí tàu neo (anchoring)
0400 Tiến vào vị trí neo Proceeding to anchorage
0410 Neo trái sẵn sàng Port anchor ready
0430 Thả neo trái, 4 đường dưới nước Let-go port anchor, 4 shackles under water
0440 Xác định vị trí neo La…/Lo Fixing anchor position La…/Lo…
0600 Kiểm tra lại vị trí neo, OK Rechecking anchor position, OK
0630 Kéo neo trái Weigh up port anchor
0650 Neo rời đáy Anchor clear

Ghi nhật kí khi cập cầu (Berthing)
0400 Sẵn sàng neo Anchor ready
0420 Hoa tiêu lên tàu Pilot onboard
0430 Sẵn sàng làm dây All hands stationed
0440 Tàu lai cập mạn Tugboats alongside
0450 Bắt dây tàu lai Took tugs line
0500 Đưa một dây lên bờ Sent first line ashore
0540 Xong dây All lines made fast
0550 Bỏ dây tàu lai Let go tugboats
0600 Hoa tiêu rời tàu Pilot left
Ghi nhật kí khi tàu làm hàng
0400 Mở hầm 1, 3 và 5 Opened hatches no.1;2&5
0500 Xong hàng hầm 5 Completion of loading hold No.5
0600 Đóng hầm 1 và 2 vì trời mưa Closed hatches No.2&1 due to rain
0700 Mở hầm 1 và 2 tiếp tục làm hàng Resuming loading holds No.1&2
1000 Xếp xong hàng Completion of loading
Ghi nhật kí khi tàu sửa chữa (Repairing)
0400 Tàu nằm trong cầu chờ sửa chữa Ship alongside berth for repairing
0600 Thợ lên tàu sửa chữa Repairers onboard
0700 Bắt đầu bảo dưỡng máy chính và hàn cắt trên boong Started maintenance of M/E and carried hot-works on Deck
1200 Ngừng sửa chữa, thợ sửa chữa rời tàu, kiểm tra an toàn khu vực sửa chữa và chung quanh tàu tốt Stopped repair-work, repairers left the ship, safety checking the repair sites and round made, all’s well
1330 Tiếp tục sửa chữa Resuming the repairing works
h1376259
h1376259
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 1
Điểm kinh nghiệm : 1
Ngày tham gia : 22/08/2013

Về Đầu Trang Go down

những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3 Empty Re: những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3

Bài gửi by vugiang121212 Sun Aug 02, 2015 2:05 pm

Cứ thực tế nhiều vào,tất cả là kinh nghiệm,còn lý thuyết không đọc trước thì đọc sau,khi đi thủy thủ thì cố mà làm tốt thủy thủ đã rồi hay lên quan,đã lên quan mà không hơn thủy thủ thì cũng hơi buồn đó.Đó là chút ít kinh nghiệm thực tế của mình vì sau khi ra trường thực sự thấy cần nhất là sức khỏe để gõ rỉ làm dây hơn là những kiến thức trên buồng lái.Còn nhưng thứ nên tìm hiểu kỹ (không chỉ để thi mà còn để kiếm cơm) đó là công việc phó 3 làm những gì-học lóm của phó 3 khi còn là thủy thủ hoặc hỏi trực tiếp phó 3 trên tàu.Phó 3 thì đảm nhiệm những gì (đi ca...bảo quản bảo dưỡng...nói chung mấy cái giấy tờ..tự tìm hiểu thì nhớ lâu).Hiểu biết Wheel house poster...nôm na là những cái gì bằng chữ dán trên buồng lái.Biết cách vận hành và các bước sử dụng xuồng phao bè (cái này hay hỏi)...Đặc tính của phao đèn hiệu(nên học kỹ cũng hay hỏi) đặc biệt những thứ ít chú ý đó là đặc tính ánh sáng của phao (fixing,occulting,isolating,flashing)...Tiếng Anh ngon nữa là ok ko điểm cao thì cũng qua ngon...Phó 3 không khó cũng không dễ,chịu khó đi tàu để ý chút là ok.
vugiang121212
vugiang121212
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 5
Điểm kinh nghiệm : 5
Ngày tham gia : 03/07/2015

Về Đầu Trang Go down

những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3 Empty Re: những câu hỏi và kinh nghiệm thi phó 3

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết