Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cảng TP.HCM bị cạnh tranh quyết liệt

Go down

Cảng TP.HCM bị cạnh tranh quyết liệt Empty Cảng TP.HCM bị cạnh tranh quyết liệt

Bài gửi by Bố già Sat Aug 14, 2010 11:10 pm

SGTT.VN - Ngày 8.8 vừa qua, liên doanh Đồng Tâm group và Vina Capital group đã khởi công dự án Cảng quốc tế – khu công nghiệp – khu dịch vụ công nghiệp và khu đô thị cảng quốc tế Long An trên địa bàn xã Tân Tập, huyện Cần Guộc (Long An). Nằm trong toàn bộ dự án trên, dự án Cảng quốc tế Long An là điểm nhấn rất đáng chú ý.

Nhân tố cạnh tranh mới ở phía Nam

Cảng TP.HCM bị cạnh tranh quyết liệt 437ea4dc5f80447fa21ac6e5fc149eb7
Cảng container trung tâm Sài Gòn (thuộc cụm cảng Hiệp Phước) đang bị cạnh tranh quyết liệt. Ảnh: Mỹ Lệ

Nằm dọc theo sông Soài Rạp với chiều dài 2.600m và chỉ cách cửa biển khoảng 14km, theo thiết kế, cảng quốc tế Long An có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải 30.000 – 70.000 DWT với công suất bốc dỡ ở giai đoạn 1 (năm 2013) là 2,5 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 (2015) là 9,3 triệu tấn/năm và đạt 15 triệu tấn/năm vào năm 2020. Dù dự án có tổng vốn đầu tư gần 1 tỉ USD này được thực hiện trong mười năm với bảy bến cảng quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu biển trọng tải 30.000 – 50.000 DWT; sáu bến tàu nội địa 1.000 DWT để khai thác lợi thế sông ngòi chằng chịt của các tỉnh miền Đông – Tây Nam bộ. Với những lợi thế về tự nhiên (gần biển hơn TP.HCM) và quy mô đầu tư lớn, đây thực sự là “mối đe doạ” không nhỏ với cụm cảng Hiệp Phước của TP.HCM.

Ông Don Di Lam, tổng giám đốc VinaCapital, một trong hai nhà đầu tư nói về cảng quốc tế Long An: khi hoàn thành sẽ mở ra hướng vận chuyển biển quốc tế rất thuận lợi và sẽ nối với hai tuyến đường thuỷ nội địa có năng lực vận tải lớn cho đồng bằng sông Cửu Long là TP.HCM – Kiên Lương và TP.HCM – Cà Mau. Đây là hai tuyến đường thuỷ quan trọng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển đối với khách hàng ở khu vực này.

Ngoài Long An, tỉnh Tiền Giang cũng đang nỗ lực kêu gọi đầu tư vào hai dự án cụm cảng tổng hợp và công nghiệp trên địa bàn huyện Gò Công Đông. Đó là cụm cảng Soài Rạp ở xã Vàm Láng và cụm cảng Gia Thuận tại xã Gia Thuận, đều nằm trên luồng tàu biển Soài Rạp. Theo quy hoạch đến năm 2020 – định hướng đến 2030 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhóm cảng biển số 5 (bao gồm Long An, Tiền Giang, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ mở rộng ra phía sông Soài Rạp của Long An, Tiền Giang và cả ở Côn Đảo!

Theo nhận định của tiến sĩ Trương Ngọc Tường, kỹ sư trưởng công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng và kỹ thuật biển (Portcoast), toàn bộ diện tích cảng biển theo quy hoạch của nhóm cảng biển số 5 thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang trở thành nơi sôi động nhất về đầu tư cảng biển, tạo sự cạnh tranh quyết liệt nhất trong cả nước. Ông Tường cho biết: “Việc mở luồng Soài Rạp cho tàu biển lưu thông đã biến những vùng đất nằm dọc theo con sông này (gồm TP.HCM, Long An và Tiền Giang – PV) trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư”. Tưởng cũng nên lưu ý thêm: nếu xếp theo thứ tự địa điểm thì Tiền Giang là địa phương nằm gần biển nhất trên luồng tàu biển Soài Rạp, sau đó là Long An và trong cùng mới đến TP.HCM! Với vị trí như vậy, nếu Tiền Giang và Long An hoàn thành các cảng của mình, TP.HCM sẽ gặp nhiều bất lợi.

Đối thủ đáng gờm ở phía Đông

Trong những đối thủ cạnh tranh rất đáng ngại của TP.HCM hiện nay, phải kể đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh này hiện có tổng cộng 53 cảng biển, trong đó 17 cảng đang khai thác, 18 cảng đã khởi công xây dựng và 22 cảng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong đó, riêng nhóm cảng khởi công trong năm 2010 có tổng mức đầu tư vào khoảng 2.221 tỉ đồng! Trong vòng mười năm đã qua, kể từ khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, việc phát triển cảng biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu hết sức rầm rộ.

Cuối năm 2009, ngoài những cảng biển quy mô nhỏ và vừa như cảng Mỹ Xuân, cảng container Cái Mép Hạ, cảng Gemalink… lần lượt được đầu tư hoặc hoạt động thì cảng nước sâu lớn nhất Bà Rịa – Vũng Tàu là PTSC đã triển khai xây dựng cầu cảng mới để có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 tấn thay cho tàu 30.000 tấn vào cảng như trước. Cùng với hai cảng nước sâu SP – PSA và Tân Cảng – Cái Mép đều có khả năng đón tàu 80.000 tấn, sự phát triển của PTSC đã góp thêm vào việc nâng cao đáng kể khả năng kinh doanh cảng biển của Bà Rịa – Vũng Tàu. Chỉ riêng cảng nước sâu Tân cảng – Cái Mép, năm 2010, theo dự kiến, khả năng thông thương hàng hoá đã có thể đạt đến 800.000 container.

Rõ ràng không phải tự nhiên mà chính quyền Bà Rịa – Vũng Tàu lạc quan với tiên đoán hệ thống cảng biển của tỉnh hoàn toàn đủ sức tiếp nhận trên 120 triệu tấn hàng hoá mỗi năm trong thời gian ngắn sắp tới. Chưa kể tỉnh này còn có khả năng phát triển các tuyến vận tải trực tiếp đi châu Âu, châu Mỹ với hành trình ngắn hơn. Điều này khiến sức cạnh tranh của Bà Rịa – Vũng Tàu càng cao hơn nữa.

Hiện tại, dù còn không ít hạn chế, như giao thông đường bộ chưa hỗ trợ vận tải biển nhưng sức bật của Bà Rịa – Vũng Tàu trong phát triển cảng biển rất đáng để TP.HCM phải… giật mình.

Chậm chân không tránh được nước đục

Kế hoạch xây dựng cảng biển mới, trong đó có cảng Hiệp Phước, thay thế cụm cảng Sài Gòn – thế mạnh lâu đời của Sài Gòn – TP.HCM nay đã trở nên lạc hậu, nhỏ bé so với xu thế phát triển – được đặt ra từ năm 1990 của thế kỷ trước. Để xây dựng cảng Hiệp Phước, một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết của TP.HCM là nạo vét lòng sông Soài Rạp. Từ đó đến nay, thành phố đã nạo vét lần đầu sâu 8,5m và năm 2010 là 9,5m. Trong tương lai, TP.HCM dự kiến sẽ tiếp tục nạo sâu 12m để tàu 5.000 TEU có thể vào ra các cảng trong cụm cảng Hiệp Phước. Thế nhưng xem ra việc xây dựng các cảng mới của thành phố còn quá chậm. Tính từ khi xây dựng kế hoạch đến nay đã gần 20 năm nhưng cảng container trung tâm Sài Gòn – SPCT – thuộc cụm cảng Hiệp Phước chỉ mới đưa vào sử dụng hồi cuối năm 2009 với tổng công suất (khi hoàn tất toàn bộ quá trình xây dựng) dự kiến 1,5 triệu TEU/năm. Riêng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước cũng thuộc cụm cảng Hiệp Phước (bến cảng dài 1.800m, công suất bốc xếp 18 triệu tấn hàng hoá/năm, khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT) thì theo dự kiến, phải đến năm 2011 mới hoàn thành giai đoạn 1 công suất xếp dỡ 8,7 triệu tấn hàng hoá/năm. Các cảng hiện hữu của thành phố, dù bến bãi, kho tàng, năng lực xếp dỡ… vẫn còn rất mạnh nhưng việc ra vào luồng lạch cũ ngày càng khó khăn hơn cho các tàu trọng tải lớn đang là vấn nạn khiến khả năng cạnh tranh sụt giảm. Chưa kể về lâu dài, các cảng này không thể tồn tại như hiện nay.

Ở phía đông là Bà Rịa – Vũng Tàu. Còn ở phía nam, dù Tiền Giang còn đang kêu gọi đầu tư và Long An chỉ mới khởi động dự án, nhưng thành phố phải kịp thời hành động, dù theo hướng phát triển nhanh hơn hay thay đổi chiến lược về cảng biển, thì mới có hy vọng...
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết