Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

+6
thieudp
binh12
baphuc1704
phucgas
phashaker
vuthanhtrung_dragon
10 posters

Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:17 am

Form 1 : Tính LHA của Polaris
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 24619521
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:20 am

Form 2 : Tính xích kinh và xích vĩ của thiên thể
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 13805136
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:21 am

Form 3 : tính xích kinh và xích vĩ của Sao
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 61103560
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:22 am

Form 4 : ????
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 67139960
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:23 am

Form 5 : ????
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 39561169
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:23 am

Form 6 : tính thời điểm mọc lặn của mặt trời
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 66415441
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:24 am

Form 7 : ????
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 61386349
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:25 am

Form 8 : tính thời điểm hoàng hôn , bình minh
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 79122760
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:25 am

Form 9 : độ cao thiên thể
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 19802140
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Thu Oct 14, 2010 12:26 am

Form 10 : ????
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 75030510
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by phashaker Wed Feb 22, 2012 7:27 pm

tèm lem quá Evil or Very Mad Question
phashaker
phashaker
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 18
Điểm kinh nghiệm : 27
Ngày tham gia : 11/06/2011
Nơi làm việc : HCM city Maritime Vocational Colloge
Đến từ : Hà Tĩnh

https://www.facebook.com/phashaker

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by phucgas Mon Mar 19, 2012 9:16 am

thank Cụng ly
phucgas
phucgas
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 14
Điểm kinh nghiệm : 14
Ngày tham gia : 16/03/2012
Nơi làm việc : sài gòn
Đến từ : hải phòng

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by baphuc1704 Mon Mar 26, 2012 8:23 pm

Không biết phải sử dụng thế nào cả huynh ơi What a Face
baphuc1704
baphuc1704
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 18
Điểm kinh nghiệm : 18
Ngày tham gia : 25/11/2011
Nơi làm việc : DH GTVT TP HCM
Đến từ : Hải Hậu - Nam Định

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by binh12 Fri Apr 06, 2012 10:34 am

bác nào hướng dãn sử dụn quả cầu sao và dĩa sao em cái
cảm on anh
binh12
binh12
Carpenter

Tổng số bài gửi : 43
Điểm kinh nghiệm : 56
Ngày tham gia : 21/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by thieudp Sun Oct 21, 2012 9:32 am

Chương II: Bầu trời sao, dụng cụ nhận dạng sao
1. Bầu trời sao, cách nhận dạng sao
Để thuận tiện cho việc định hướng trên bầu trời, ngay từ thời cổ đại, các vì sao nhìn thấy được trên bầu trời đã được phân chia thành các nhóm, gọi là các chòm sao. Vào năm 1928, theo nghị quyết của hiệp hội Thiên văn học quốc tế, thì ranh giới giữa các chòm sao được thiết lập theo các cung kinh tuyến và xích vĩ. Tên của các chòm sao cơ bản vẫn gọi theo tên lịch sử của chúng, chủ yếu là theo thần thoại Hy Lạp - La Mã như: Ursa Major, Orion, Hercules...Những sao sáng hơn trong một chòm sao thì được ký hiệu theo các chữ cái Hy Lạp như: α, β, γ,...
Trong Lịch thiên văn Anh, người ta thiết lập danh mục sao bao gồm 173 ngôi sao trong đó có 57 ngôi sao chọn lọc mà đôi khi ta còn gọi là các ngôi sao hàng hải. Trong danh mục này cho ta các thông tin như: cấp độ sáng, tên riêng của sao (hoặc tên của chòm sao và chữ cái Hy Lạp ký hiệu của sao), số thứ tự của các ngôi sao chọn lọc, xích kinh nghịch (SHA: Sideral Hour Angle) và xích vĩ (Dec: Declination) theo từng tháng.
Cần lưu ‎ rằng việc đưa khái niệm chòm sao chỉ có tính chất ước lệ, bởi vì trong thực tế, các chòm sao chỉ là hình chiếu của các ngôi sao lên trên bề mặt một mặt cầu tưởng tượng và các ngôi sao trong một chòm sao thực tế không liên quan gì đến nhau cả và chúng ở cách rất xa nhau.
Để đặc trưng cho tính chất mờ tối hay sáng rõ của một ngôi sao, người ta đưa ra khái niệm gọi là cấp sao, ký hiệu là Mag trong lịch thiên văn Anh. Những ngôi sao sáng nhất là những ngôi sao có cấp sao bằng 0 hay nhỏ hơn nữa, tức là có Mag < 0 (cấp âm). Những ngôi sao mờ nhạt nhất trong số các ngôi sao có thể quan sát thấy bằng mắt thường có cấp sao bằng 6.
Người ta đã quy định rằng: những ngôi sao cấp 1 sẽ sáng hơn những ngôi sao cấp 2 tương tự những ngôi sao cấp 2 sẽ được nhìn thấy sáng hơn những ngôi sao cấp 3 và ...nói cách khác, độ sáng của các ngôi sao (I1; I2; I3;....) ở những cấp khác nhau sẽ tạo thành một cấp số nhân. Người ta cũng quy định rằng ngôi sao có cấp sao bằng 1 sáng gấp 100 lần ngôi sao có cấp sao bằng 6, tức là I1/I6 = 100. Do đó công bội q của cấp số nhân sẽ là 2,5 nghĩa là khi cấp sao giảm đi 1 cấp (một đơn vị) thì độ sáng của sao giảm đi khoảng 2,5 lần.
Ngày nay, cấp sao được xác định với độ chính xác rất cao nhờ phương pháp quang phổ hoặc vô tuyến và được biểu diễn bằng những số thập phân dương, còn các ngôi sao sáng thì những số thập phân âm. Ta có thể xem ví dụ về cấp sao của 173 ngôi sao trong “Danh mục các ngôi sao” trong Lịch thiên văn Anh.
Thiên thể sáng nhất trên bầu trời là Mặt trời với độ sáng -26,8. sau đó là Mặt trăng với độ sáng là -12,6 còn ngôi sao sáng nhất là sao Venus (sao Hôm hay sao Mai) với độ sáng là - 4,6.
2. Quả cầu sao, cách sử dụng
2.1 Cấu tạo quả cầu sao.(Hình 2.1)
Thiên cầu được đặc trưng bởi một khối cầu rỗng được làm từ chất dẻo. Trên bề mặt khối cầu đó có dán bản đồ bầu trời sao đối với người quan sát nhìn lên Thiên cầu từ bên ngoài. Do đó sự sắp xếp của các ngôi sao ngược với thực tế. Thiên cầu có thể quay quanh hai điểm tượng trưng cho thiên cực, trong đó thiên cực bắc PN được xác định bởi sao Polaris bên cạnh nó.
Qua hai thiên cực người ta vẽ sẵn các thiên kinh tuyến cách nhau 150 một. Vòng xích đạo ở giữa quả cầu được vẽ đậm và chia độ (bằng chữ số Ả rập) đồng thời k‎ý hiệu bằng cả đơn vị giờ (ký hiệu bằng chữ số La Mã). Những độ chia này dùng để đặt góc giờ địa phương của điểm xuân phân (tức là thời gian sao địa phương) hoặc xích kinh α. Điểm gốc để tính các độ chia của vành Xích đạo là điểm Xuân phân γ, được đánh số là 00 (và XXIV).
Người ta còn vạch trên quả cầu tưởng tượng đường Hoàng đạo nghiêng với Thiên xích đạo một góc 2305 và cũng chia độ nó.

Các thiên kinh tuyến ứng với các điểm Xuân phân γ và điểm Thu phân Ω, điểm Hạ chí L và Đông chí L’cũng được vạch đậm và chia độ.
Các thiên vĩ tuyến (vòng xích vĩ) được vẽ song song với vòng xích đạo và cách nhau 100 một.
Vành kinh tuyến người quan sát làm bằng kim loại ôm sát lấy quả cầu, đi qua hai Thiên cực và ở nơi đó có các trục để Thiên cầu xoay tròn. Vành kinh tuyến người quan sát được chia độ, đánh số từ 00 đến 900, tính từ Xích đạo về phía hai thiên trục
Vòng phương vị được đặt trên mặt phẳng nằm ngang của hộp chứa và tượng trưng cho mặt phẳng chân trời thật. Ở các điểm N và S của vành phương vị người ta khoét hai khe để đặt vành kinh tuyến người
Hình 2.1
quan sát vào đó. Vành phương vị được khắc độ và đánh số theo cách tính phương vị ¼ vòng.
Hai vòng thẳng đứng là hai nửa vòng tròn vuông góc với nhau và rồi chúng lại được đặt vuông góc với vành phương vị. Vì vậy, hai vòng thẳng đứng này có thể nhấc ra hay đặt vào tùy ‎. Chúng được chia độ và đánh số từ 00 đến 900 theo chiều từ chân trời trở lên. Giao điểm của hai vòng thẳng đứng chính là thiên đỉnh người quan sát. Để xác định độ cao h của thiên thể. Trên vòng thẳng đứng có bố trí một con chạy.
Trên bề mặt khối cầu, người ta vẽ khoảng 170 ngôi sao sáng nhất đối với một thời kỳ nhất định. Trong vòng từ 20 đến 30 năm, sự thay đổi các tọa độ của thiên thể do hiện tượng tiến động địa trục có thể bỏ qua. Ở gần thiên cực bắc PN người ta cho bảng chỉ dẫn về k‎ hiệu các ngôi sao tương ứng với các độ sáng của chúng. Tên của các ngôi sao được ghi bên cạnh chúng.
Vì các hành tinh, Mặt trăng và Mặt trời luôn thay đổi các tọa độ của chúng do có chuyển động riêng, nên người ta không biểu diễn chúng trên quả cầu sao mà ta phải tự đánh dấu chúng lên đó bằng bút chì mềm có sẵn trong hộp đựng phụ tùng kèm theo.
2.2 Cách sử dụng quả cầu sao.
2.2.1 Thành lập bầu trời sao.
Vị trí của bầu trời sao phụ thuộc vào vĩ độ của người quan sát và thời điểm quan sát. Bởi vậy, trước khi giải bài toán chúng ta cần phải đặt quả cầu sao theo vĩ độ φC và thời gian sao địa phương (tức góc giờ của điểm xuân phân γ)
A. Đặt quả cầu sao theo vĩ độ.
Bằng cách xoay vòng kim loại tượng trưng cho thiên kinh tuyến người quan sát, ta sẽ đặt thiên cực thượng ở phía trên điểm chân trời cùng tên một góc có độ lớn h = φC. Vì các vành chia của kinh tuyến người quan sát được đánh số từ xích đạo trở lên, cho nên số đọc trên cung kinh tuyến người quan sát ở điểm tiếp xúc với đường chân trời phải bằng đúng 900 - h
B. Đặt quả cầu sao theo góc giờ địa phương của điểm Xuân phân γ.
Dùng Lịch thiên văn tính LHA của điểm Xuân phân (Aries) vào thời điểm quan trắc và làm tròn đến nửa độ (0,50). Cuối cùng xoay quả cầu sao cho thấy ở phía dưới vòng kim loại tượng trưng cho kinh tuyến thượng người quan sát, nơi nó giao nhau với Xích đạo, số đọc của LHA vừa tính được. Sau khi đặt xong, ta cần kiểm tra lại xem vòng kinh tuyến người quan sát có bị xê dịch hay không.
C. Tiến hành đánh dấu Hành tinh lên quả cầu sao.
Do Hành tinh có chuyển động riêng nên chúng không được in sẵn trên quả cầu sao, như vậy chúng ta phải đánh dấu chúng lên trên bề mặt quả cầu sao trước khi tiến hành những quan sát dự kiến. Với sao Venus nên đánh dấu một tuần một lần; Mars thì hai tuần một lần; Jupiter và Saturm thì một tháng một lần.
Trình tự công việc được tiến hành như sau:
Lấy từ Lịch thiên văn các giá trị xích vĩ và xích kinh nghịch (SHA) của các hành tinh. Đổi từ SHA sang xích kinh thường.
Xoay quả cầu sao cho đến khi đọc thấy phía dưới kinh tuyến người quan sát con số bằng với xích kinh của hành tinh khắc trên xích đạo.
Đặt trên cung thiên kinh tuyến người quan sát một cung có giá trị bằng xích vĩ của thiên thể về phía Bắc hay Nam tùy theo tên của xích vĩ.
Dùng bút chì mềm đánh dấu vị trí của hành tinh và ghi tên của hành tinh đó vào bên cạnh.
Kiểm tra vị trí hành tinh vừa vẽ không nằm quá xa với Hoàng đạo.
3. Đĩa tìm sao, cách sử dụng.
3.1 Cấu tạo đĩa tìm sao.(Hình 2.2)
Bộ đĩa tìm sao có tất cả 11 đĩa nhựa tròn, có đường kính là 21,8cm, trong đó có một đĩa nhựa dày, màu trắng đục và 10 đĩa nhựa trong suốt và mỏng. Trên hai mặt của đĩa nhựa dày trắng đục là 2 bản đồ bầu trời sao: một cho bán cầu Bắc và một cho bán cầu Nam. Mỗi một mặt được chia làm hai phần bởi một vòng tròn có bán kính bằng ½ bán kính của đĩa nhựa. Vòng tròn đó tượng trưng cho thiên xích đạo. Mặt đĩa mang tên Bắc (N) thì bản đồ sao nằm trong vòng tròn nói trên sẽ là bản đồ sao của Bắc bán cầu, mặt đĩa mang tên Nam (S) thì khu vực nằm trong vòng tròn nói trên sẽ là bản đồ sao của bầu trời sao bán cầu Nam. Tất nhiên, phần nằm ngoài vòng thiên xích đạo sẽ là bản đồ sao của bán cầu ngược với tên của mặt đĩa. Như vậy, mỗi mặt đĩa sẽ bao trùm một phạm vi xích vĩ từ 900N - 900S.
Mép đĩa được chia độ thành 3600 và đánh số từ 00, 50, 100,...3550 theo chiều sang phía Đông. Với cách đánh số như vậy sẽ cho phép ta đặt LHA của điểm Xuân phân và xích kinh của thiên thể một cách dễ dàng. Tất nhiên vạch số 00 sẽ ứng với điểm Xuân phân γ (Aries). Trên cả hai mặt người ta đánh dấu khoảng 100 ngôi sao cùng với tên của chúng. Độ lớn của sao lớn hay nhỏ được biểu diễn bằng kính thước của ký hiệu lớn hay nhỏ.


Mặt đĩa tìm sao mang tên S
Mặt đĩa tìm sao mang tên N
Hình 2.2
Trên các đĩa nhựa mỏng trong suốt, người ta vẽ sẵn một mạng lưới các đường cong phức tạp. Đó là hệ thống các vòng thẳng đứng và các vòng độ cao ứng với mỗi người quan sát ở một vĩ độ nào đó được chiếu bằng cùng một phép chiếu lên cùng một mặt phẳng như các bản đồ sao trên đĩa nhựa trắng đục.
Có chín đĩa nhựa trong suốt cho các vĩ độ 50; 150; 250; 350;450;550;650;750;850. Mỗi tấm dùng cho cả vĩ độ Bắc và vĩ độ Nam bằng cách lật các mặt đĩa cho thích hợp. Thiên đỉnh của người quan sát là dấu chữ thập (+) ở trung tâm của mạng đường cong. Kinh tuyến người quan sát sẽ là một đường thẳng đi từ tâm đĩa qua thiên đỉnh người quan sát (dấu +) ra rìa mép đĩa.
Các vòng độ cao là những đường cong khép kín bao quanh thiên đỉnh ứng với những độ cao từ 00 đến 900 cách nhau 50 một. Vòng độ cao ngoài cùng ứng với độ cao 000 và như vậy sẽ là đường chân trời. Các vòng thẳng đứng sẽ là những đường cong rẻ quạt xuất phát từ thiên đỉnh người quan sát. Ở nơi giao nhau của vòng thẳng đứng với đường chân trời, người ta in sẵn các số chỉ phương vị ứng với vòng thẳng đứng đó. Các vòng thẳng đứng cách nhau 50 một nhưng chỉ đánh số những vòng cách nhau 100. Việc đánh số các vòng độ cao cũng tương tự.
Tất cả các chữ số trên đĩa nhựa đều được in xuôi và in ngược để dùng chi 2 mặt đĩa, cho nên khi sử dụng, ta phải lựa chọn mặt đĩa sao cho đọc thấy những dữ kiện của bài cho theo chiều xuôi. Kết quả lấy ra cũng vậy.
3.2 Thiết lập bầu trời sao.
Tương tự như đối với quả cầu sao, bầu trời sao thể hiện trên đĩa tìm sao cũng thay đổi theo vĩ độ người quan sát φC và thời điểm quan sát (tức là thời gian sao)
Trình tự thiết lập bầu trời sao bằng đĩa tìm sao được tiến hành như sau:
Căn cứ vào vĩ độ người quan sát chọn ra một đĩa nhựa trong suốt có vĩ độ gần với vĩ độ người quan sát nhất. Lật mặt đĩa trùng tên với vĩ độ người quan sát lên trên.
Đặt tấm nhựa đã chọn lên bản đồ sao của bán cầu trùng tên với vĩ độ người quan sát được in trên hai mặt của đĩa nhựa trắng đục. Ấn nhẹ cho lỗ tròn nhỏ khoét ở tâm đĩa trong suốt gắn chặt vào mấu lồi nhỏ ở tâm của đĩa nhựa trắng đục .
Từ thời điểm quan sát và vị trí người quan sát tra Lịch thiên văn tìm được LHA của điểm Xuân phân γ và làm tròn đến nửa độ.
Xoay đĩa nhựa trong suốt sao cho kinh tuyến người quan sát chỉ vào số đọc trên mép đĩa nhựa dày trắng đục ứng với giá trị LHA của điểm Aries vừa tính.
Như vậy là ta đã đặt xong bộ đĩa tìm sao và phần bản đồ sao nằm bên trong đường cong tượng trưng cho chân trời sẽ là bầu trời sao mà người quan sát ở vĩ độ φ ghi trên đĩa nhựa trong suốt nhìn thấy vào thời điểm đã cho.
Đánh dấu các hành tinh, Mặt trăng, Mặt trời lên trên đĩa tìm sao.
Để làm công việc này ta dùng đĩa nhựa trong suốt đặc biệt. Về kính thước, độ dày, độ trong suốt nó cũng giống như các đĩa nhựa trong suốt khác. Chỉ khác là trên đĩa này người ta in sẵn các vòng xích vĩ và các thiên kinh tuyến. Các vòng này được chiếu bằng cùng một phép chiếu và cùng một mặt phẳng như bầu trời sao của đĩa nhựa màu trắng đục.
Ở kinh tuyến 00, từ xích vĩ 300N - 300S người ta khoét một khe hẹp. Nó có tác dụng cho ta đánh dấu vị trí của các thiên thể lên đĩa tìm sao.
Cách tính toán để có được xích vĩ và xích kinh của các thiên thể tương tự như ở quả cầu sao. Sau khi ta có được xích vĩ và xích kinh của thiên thể, ta tiến hành đặt đĩa nhựa màu đỏ này lên bản đồ sao tương ứng với vĩ độ người quan sát, xoay nó cho đến khi đọc được nơi mũi tên (thiên kinh tuyến 00) chỉ vào đúng số đọc tương ứng với xích kinh của thiên thể đã tính. Dùng bút chì mềm đánh dấu vị trí của thiên thể lên trên bầu trời sao qua khe nhỏ tại điểm ứng với xích vĩ của thiên thể.
Một số bài toán liên quan đến sử dụng dụng cụ tìm sao.
Tuy quả cầu sao và đĩa tìm sao có cấu tạo khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau, song các bài toán giải trên chúng lại hoàn toàn như nhau bởi vì chúng được thiết kế để giải bài toán chung đó.
Bài toán 1: Nhận biết tên của các ngôi sao và các hành tinh.
Trong thực tế có thể xảy ra tình huống: một ngôi sao nào đó được quan sát qya khoảng trời quang đãng giữa các đám mây. Hoặc vào thời điểm nhá nhem, các chòm sao chưa hiện rõ hết mà chỉ có những ngôi sao sáng nhất bắt đầu hiện ra mà thôi. Trong những tình huống đó người ta rất khó biết tên của các thiên thể cần quan sát. Một người quan sát ít kinh nghiệm về bầu trời sao đôi khi cũng cần đến bài toán này.
Trình tự tiến hành giải bài toán này như sau:
Dùng Sextant đo độ cao h của thiên thể và dùng la bàn đo phương vị của nó, đồng thời ghi lại giờ tàu và xác định vị trí dự đoán trên hải đồ.
Dùng Lịch thiên văn Anh tính toán LHA (Local Hour Angle) của điểm Xuân phân γ.
Đặt quả cầu sao hay đĩa tìm sao theo vĩ độ dự đoán là LHA của điểm Xuân phân γ (cách lập bầu trời sao).
Tính PT = PL + ΔL, với quả cầu sao thì có thể phải tiến hành đổi PT sang phương vị ¼ vòng.
Theo các giá trị độ cao h và phương vị PT của ngôi sao mà ta đã quan trắc, dựa vào mạng đường cong của đĩa nhựa trong suốt ta tìm vòng độ cao và vòng thẳng đứng có các giá trị đã tính toán. Ngôi sao nằm ở giao điểm của hai đường cong đó sẽ là ngôi sao mà ta đã quan trắc.
Nếu ở giao điểm hoặc gần đó không có ngôi sao nào thì có thể ta đã giải sai bài toán hoặc ta đã quan trắc một hành tinh. Khi đó ta tiến hành kiểm tra lại tình hình nhìn thấy của các hành tinh bằng Lịch thiên văn.
Bài toán 2: Lựa chọn ngôi sao cho quan trắc xác định vị trí tàu.
Bài toán này rất quan trọng và thường hay được giải chúng mỗi lần định quan trắc các vì sao lúc bình minh hay hoàng hôn để xác định vị trí tàu.
Trình tự tiến hành giải bài toán như sau:
Lấy trên hải đồ vị trí dự đoán của tàu vào thời điểm dự định quan trắc. Thường thì những quan trắc như vậy được tiến hành vào lúc bình minh hay hoàng hôn.
Tính LHA của điểm Xuân phân γ.
Đặt đĩa tìm sao theo φC và LHA của điểm Xuân phân γ.
thieudp
thieudp
Carpenter

Tổng số bài gửi : 41
Điểm kinh nghiệm : 34
Ngày tham gia : 21/10/2011

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by hoangtu2392 Mon Jan 07, 2013 5:17 pm

tính xích vĩ của điểm xuân phân như nào các bác ơi. với góc giờ và xích vĩ của mặt trăng, mặt trời tra bảng khó quá ak. ai chỉ e với. mai thi rùi
hoangtu2392
hoangtu2392
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 7
Điểm kinh nghiệm : 15
Ngày tham gia : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by nguyenvanquyendkt Mon Mar 25, 2013 10:55 am

hjc bác phải cho biết mẫu nào để làm gì cho tiện theo dõi.
nguyenvanquyendkt
nguyenvanquyendkt
Boatswain

Tổng số bài gửi : 56
Điểm kinh nghiệm : 53
Ngày tham gia : 08/05/2012
Nơi làm việc : NSU kaium kaisha
Đến từ : Hải Phòng

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by Khách viếng thăm Wed May 08, 2013 12:18 am

thank
avatar
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by 1551010171 Thu Nov 14, 2019 6:49 am

Sao em vào ko xuất mẫu nào vậy ạ, mọi người vó thể up lại được ko Sad(
1551010171
1551010171
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 1
Điểm kinh nghiệm : 1
Ngày tham gia : 14/11/2019

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by Nguyễn Hồng Quang Mon Nov 18, 2019 3:03 pm

vuthanhtrung_dragon đã viết:Form 1 : Tính LHA của Polaris
Bản mẫu tính toán môn Thiên văn 24619521
Very Happy
Nguyễn Hồng Quang
Nguyễn Hồng Quang
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 1
Điểm kinh nghiệm : 1
Ngày tham gia : 18/11/2019

Về Đầu Trang Go down

Bản mẫu tính toán môn Thiên văn Empty Re: Bản mẫu tính toán môn Thiên văn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết