Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cảng biển khu vực phía Nam: Bao giờ hết cảnh chờ đường?

Go down

Cảng biển khu vực phía Nam: Bao giờ hết cảnh chờ đường? Empty Cảng biển khu vực phía Nam: Bao giờ hết cảnh chờ đường?

Bài gửi by Bố già Thu Jan 13, 2011 11:17 pm

Theo quy hoạch, cụm cảng số 5 - bao gồm các cảng biển tại TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là cụm cảng có công suất lớn, có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải lớn của quốc tế.

Cảng biển khu vực phía Nam: Bao giờ hết cảnh chờ đường? Cang_bien_khu_vuc_phia_Nam-Bao_gio_het_canh_cho_duong
Tuy nhiên, trong khi một số cảng đã được đưa vào sử dụng, một số cảng khác dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2011 thì hệ thống đường bộ kết nối các cảng vẫn còn thiếu đồng bộ.

Theo quy hoạch di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son - được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005, sẽ có 5 đơn vị phải di dời trước năm 2010, đó là cảng Sài Gòn (CSG), Tân Cảng, cảng Rau Quả, cảng Tân Thuận Đông và Nhà máy đóng tàu Ba Son. Sau đó là các cảng còn lại như Bến Nghé, Bông Sen...

Đến nay, đã bước sang năm 2011, chỉ Tân Cảng Sài Gòn là đã hoàn thành việc di dời ra cảng Cát Lái. Bốn đơn vị còn lại đang thực hiện các thủ tục về đất đai, lập dự án đầu tư, huy động các nguồn vốn triển khai. Trong đó, dự án di dời cảng Sài Gòn ra khu vực Hiệp Phước vẫn đang tiến hành chậm.

Theo ông Lê Công Minh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên CSG, thì tiến độ di dời hoàn toàn CSG có thể chậm từ một đến hai năm vì việc xây dựng cầu cảng và cơ sở hạ tầng xung quanh cảng mới chưa hoàn thiện. Đến hiện tại, Công ty vẫn đang triển khai xây dựng giai đoạn 1 của dự án. Dự kiến quý I/2011 mới có thể đưa vào khai thác 600m cầu đầu tiên. Như vậy, tiến độ di dời CSG đã chậm 1 năm so với kế hoạch. Một phần nguyên nhân này, do khó khăn về nguồn vốn.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là hệ thống hạ tầng kết nối vào khu vực cảng Hiệp Phước vẫn chưa được đầu tư đồng bộ nên các DN cảng vẫn chưa thực sự mặn mà với việc di dời. Hiện tại, tuyến đường Bắc - Nam từ Quận 7 về Hiệp Phước đã hoàn thành, nhưng tuyến đường 2,2km từ cầu Bà Chiêm đi thẳng vào khu vực cảng để tránh đi qua khu đô thị Hiệp Phước vẫn chưa đưa vào sử dụng.

Một trở ngại lớn khác là công tác nạo vét luồng Soài Rạp. Đại diện cảng SPCT - cảng container đầu tiên tại khu vực Hiệp Phước cho biết, hiện tại năng suất của cảng chỉ mới 1/10 so với thiết kế. Một phần nguyên nhân là do chưa có luồng đủ sâu để cho tàu lớn có thể cập cảng.

Không chỉ khu vực Hiệp Phước, tại khu vực cảng Cái Lái hệ thống đường bộ kết nối cảng với các khu công nghiệp thì vẫn bị “tắc”. Tình trạng kẹt xe kéo dài hàng tiếng đồng hồ vẫn thường xuyên diễn ra. Nguyên nhân chính vẫn do tuyến đường liên tỉnh lộ 25B sau nhiều năm đầu tư vẫn chưa hoàn thành.

Không chỉ TP.HCM mà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một địa phương có tiềm năng về cảng biển với hệ thống cảng nước sâu trên sông Cái Mép - Thị Vải đang được triển khai xây dựng cũng đau đầu với bài toán “cảng chờ đường”.

Trong khi một số cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải đã hoạt động và dự kiến trong năm 2011 một số cảng khác cũng sẽ hoàn thành thì tuyến QL 51 vẫn đang ì ạch nâng cấp, sửa chữa. Ngoài ra, 6 tuyến giao thông chính nối hệ thống cảng với QL 51 có tổng chiều dài khoảng 55,9km vẫn chưa được đầu tư dù đã được lên kế hoạch khá lâu.

21 km đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép do Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư chỉ mới đang triển khai 5,3km đầu tuyến. Đường 965 dài 8,5km, nối khu vực Cái Mép với QL51 đang gấp rút hoàn thành một nửa phần bên phải.

Nhiều nhà đầu tư cho hay, với tiến độ như trên, hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ các cảng tại cụm cảng số 5 cũng phải mất ít nhất từ 3 đến 7 năm nữa mới hoàn chỉnh.

Theo ông Lê Công Minh, Tổng Giám đốc CSG, thì việc di dời CSG ra khu vực Hiệp Phước chỉ còn là sớm hay muộn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011 là đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời và xây dựng cảng mới tại Hiệp Phước và Cái Mép - Thị Vải để bảo đảm hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ từ năm 2011.

Tuy nhiên, nếu chỉ có quyết tâm của DN thôi thì chưa đủ. Chúng tôi cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối cả đường bộ cũng như nạo vét luồng lạch thì việc di dời mới có thể thực hiện nhanh, ông Minh kiến nghị.

Phan Tư - Báo GTVT
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết