Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tàu ngoại “lách” vào thị trường nội

2 posters

Go down

Tàu ngoại “lách” vào thị trường nội Empty Tàu ngoại “lách” vào thị trường nội

Bài gửi by Bố già Mon Aug 01, 2011 11:57 am

Hàng loạt quyết định chấp thuận cho tàu treo cờ nước ngoài vào vận chuyển hàng hóa trên các tuyến nội địa đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong nước bức xúc. Phải chăng thương quyền vận tải hàng nội địa đã không còn là riêng của đội tàu Việt Nam?

Tàu ngoại “lách” vào thị trường nội Maersk_sealand_ap_moller
Maersk Lines cũng đã có mặt san sẻ thị phần vận tải nội địa với các hãng tàu trong nước (ảnh minh họa).
Thêm nhiều tàu ngoại được cấp phép vận tải nội địa

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2011, cả nước hiện có khoảng 36 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài tham gia vào các tuyến vận tải nội địa Việt Nam (gồm cả tàu container, tàu bách hóa, tàu LPG...) với tổng trọng tải lên tới 602.415 DWT.

Các tên tuổi lớn về vận tải trên thế giới như NYK, Maersk Lines... bằng nhiều cách đã len lỏi được vào mảnh đất vận tải nội địa tưởng chừng như bất khả xâm phạm của các chủ tàu trong nước.

Các hãng tàu này có lợi thế rất lớn là tiềm lực tài chính hùng mạnh, giá thành thấp do lãi vay tài chính thấp và tuyến hoạt động dài với các tàu lớn nên chi phí cho các đơn vị sản phẩm thấp... Phó Tổng giám đốc CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) Lê Việt Tiến không khỏi bức xúc: Không ở đâu, không nước nào mở cửa cho nước ngoài vào vận tải nội địa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, các hãng tàu nước ngoài luôn cố gắng “lách” luật để len vào thị trường vốn vẫn đang còn đang rất hạn chế với các chủ tàu VN thông qua liên doanh, hợp tác mở tuyến... Phó Tổng giám đốc TCT Hàng hải VN Bùi Quốc Anh cũng cho rằng, Bộ GTVT cần nhanh chóng đưa ra các quy định để kiểm soát và hạn chế các hoạt động này của hãng tàu nước ngoài.

Đo ván trên sân nhà?

Theo quy định tại Điều 7, Bộ Luật HHVN, tàu biển VN được ưu tiên vận tải nội địa đối với hàng hóa, hành khách và hành lý. Khi tàu biển VN không có đủ khả năng vận chuyển thì tàu biển nước ngoài được tham gia vận tải nội địa trong các trường hợp: Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; Phòng chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp; Vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại.

Trên thực tế, không chỉ Việt Nam mới ưu tiên vận tải nội địa cho tàu biển trong nước mà nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...) đều có quy định bảo hộ thị trường vận tải nội địa.

Theo đó, tàu nước ngoài không được phép khai thác trên tuyến nội địa, trừ khi đáp ứng một số quy định bắt buộc như tàu phải treo cờ quốc gia, thuyền viên quốc tịch nước đó, chủ tàu của quốc gia đó, người khai thác tàu của quốc gia đó. Thậm chí ngày nay, quyền vận chuyển nội địa (Cabotage right) còn được áp dụng sang cả lĩnh vực vận chuyển hàng không, đường bộ, đường sắt.

Để dành quyền ưu tiên vận tải nội địa cho đội tàu biển Việt Nam, thúc đẩy phát triển đội tàu trong nước, ngày 16/6/2011, Bộ GTVT đã có Văn bản số 3503/BGTVT-VT thông báo tạm dừng chấp thuận mới hoặc gia hạn cho tàu mang cờ nước ngoài vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý giữa các cảng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay sau khi có Thông báo này, một số chủ tàu treo cờ nước ngoài, chủ hàng trong nước đã gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng đề nghị được tiếp tục thực hiện vận chuyển để tránh đình trệ hàng và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Và chỉ 10 ngày sau đó, hàng loạt tàu biển treo cờ nước ngoài vẫn tiếp tục được cấp phép hoặc gia hạn hoạt động trên tuyến nội địa Việt Nam.

Thậm chí chỉ trong 1 ngày 1/7/2011, có tới 8 tàu quốc tịch Panama và 1 tàu quốc tịch Mông Cổ đã được cấp phép hoạt động. Như vậy, có thêm khoảng 50.000 tấn tàu đã được đưa vào cạnh tranh trên mảnh đất hàng nội địa vốn đã vô cùng chật hẹp.

Phó Tổng giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông Lê Minh Khôi khẳng định, không có chuyện tàu ta không đáp ứng nổi nhu cầu vận chuyển. Dung tích đội tàu nội địa lớn hơn so với nhu cầu đơn hàng rất nhiều. Cũng theo ông Khôi, chỉ 2 tháng cuối năm hàng mới đủ để xếp đầy tàu. 10 tháng còn lại, các hãng tàu nội địa Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng thiếu hàng. Và như vậy, không chỉ thua trên sân khách, các chủ tàu Việt Nam đang tiếp tục bị “đo ván” ngay trên chính sân nhà.

Không ít ý kiến cho rằng, nếu tiếp tục cấp phép dài hạn cho tàu treo cờ nước ngoài vào khai thác nội địa thì các doanh nghiệp nội vốn đã sa sút sau khủng hoảng sẽ khó có cơ hội đầu tư, tích lũy để lớn mạnh, thực hiện thành công Chiến lược biển của đất nước. Ngoài ra, việc này cũng tạo tiền lệ cho chủ tàu ta lách luật bằng cách mua tàu quá niên hạn quy định trong nước (quá 15 tuổi) đăng ký mang cờ nước ngoài rồi quay về xin phép vận chuyển nội địa.

Chỉ cấp phép khi có nhu cầu

Trước dư luận cho rằng không nên cấp phép cho tàu nước ngoài chạy tuyến nội địa, ông Trần Ngọc Thành - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT khẳng định, các trường hợp cấp phép mới đây đều đúng thẩm quyền và được xét trên cơ sở hài hòa các nhóm quyền lợi.

Các trường hợp được cấp phép vừa qua chủ yếu là tàu chở dầu, clinker, xi măng và container. Một số trường hợp khác là thiết bị nổi, tàu chở thiết bị đặc thù phục vụ dự án, tàu thăm dò dầu khí... Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã cấp phép cho một số tàu nước ngoài chạy tuyến nội địa để thu hút tàu vào cảng biển mới như cảng Nghệ Tĩnh...

Riêng tàu chở dầu thì ta còn rất thiếu, nhất là từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động. Đội tàu dầu khoảng 90 chiếc treo cờ VN chỉ đáp ứng được hơn 40% nhu cầu, nhiều tàu đóng mới trong nước bàn giao không đúng kế hoạch gây khó khăn cho chủ hàng, chủ tàu. Tàu chở clinker, xi măng cũng vậy, có đơn hàng mà không tàu nào trong nước muốn chở do giá cước thấp lại dễ hỏng tàu nên chúng tôi buộc phải đồng ý cho tàu bên ngoài vào khai thác.

Số liệu thống kê cho thấy đội tàu treo cờ Việt Nam có khoảng 1700 chiếc hoạt động trên tuyến nội địa. Trong đó có hơn 30 tàu container, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vận chuyển hàng, nhất là hàng xuất nhập khẩu. Để giảm tải cho đường bộ, cũng đã có trường hợp đặc biệt cấp phép cho tàu nước ngoài vào vận chuyển hàng trong nội địa vì tàu VN không đáp ứng được yêu cầu của chủ hàng.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, để tránh ùn ứ hàng container tại các cảng biển, các hãng tăng phí dịch vụ bất hợp lý, vừa qua, Bộ GTVT đã chủ trì việc điều tiết vận tải biển nội địa dựa trên hài hòa các nhóm lợi ích không chỉ của hãng vận chuyển mà còn tính đến tới quyền lợi của chủ hàng, doanh nghiệp cảng...

Theo ông Thành, việc cấp phép cho tàu treo cờ nước ngoài chạy nội địa được xem như một trong những công cụ điều tiết thị trường vận tải trong nước khi hàng ùn ứ tại cảng mà thiếu tàu vận chuyển; khi chủ tàu “chê” các hàng xi măng, clinker “làm khó” doanh nghiệp sản xuất; khi cước phí vận chuyển nội địa tăng đột biến; tăng trưởng lượng hàng hóa cao hơn tăng trưởng đội tàu...

N.Anh (Ghi)
Theo GTVT
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Tàu ngoại “lách” vào thị trường nội Empty Re: Tàu ngoại “lách” vào thị trường nội

Bài gửi by vanchung_hanghai Mon Jul 22, 2013 3:54 pm

con tàu lớn thì tính chất đi cũng an toàn
vanchung_hanghai
vanchung_hanghai
Second Officer

Tổng số bài gửi : 173
Điểm kinh nghiệm : 185
Ngày tham gia : 05/01/2012
Nơi làm việc : master/ captain
Đến từ : quynh luu_nghe an

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết