Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

+4
vuthanhtrung_dragon
lophh08b
OLD
Bố già
8 posters

Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by Bố già Sun Mar 21, 2010 7:29 pm

Sự chậm trễ gia nhập các công ước sẽ đặt những dấu hỏi của cộng đồng quốc tế lên không chỉ trình độ phát triển của ngành hàng hải Việt Nam, một đất nước có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, mà còn khiến dư luận thế giới tự hỏi Việt Nam quan tâm như thế nào và có khả năng xử lý đến đâu trong các vấn đề môi trường và sinh thái biển.

Từ một công ước

Sơn chống hà là loại sơn được sơn định kỳ lên vỏ ngoài tàu, để đảm bảo cho vỏ tàu không bị các sinh vật biển như các loại tảo và các loài động vật thân mềm, bám vào vỏ tàu, làm cho tàu bị giảm tốc độ và tăng mức hao tổn nhiên liệu. Ở buổi bình minh của ngành hàng hải, người ta dùng nước vôi và arsenic, một loại hóa chất rất độc cho mục đích này.

Về sau, nhờ thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, ngành hàng hải và ngành công nghiệp hóa chất đã phát triển mạnh mẽ, nhờ đó mà các nhà khoa học đã tìm ra các hợp chất hữu cơ khác hiệu quả hơn để bổ sung cho các loại hóa chất truyền thống. Trong thành phần các loại sơn chống hà mới có một số kim loại như kẽm, đồng, chì, thủy ngân và các hóa chất như tributyl tin (TBT), tributyl tin chloride (TBTCl).

Vị trí đặt quảng cáoĐiều đáng nói là đây vẫn là các hóa chất rất độc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái biển, TBT đã được chứng minh là làm biến dạng hàu, trai sò và thay đổi giới tính các loài ốc biển.

Một số nhà nghiên cứu chứng minh rằng có sự liên hệ giữa việc cá heo chết lần lượt ở vùng bờ biển Nhật Bản và Mỹ với hàm lượng TBT ở các khu vực này cao hơn hẳn ở các khu vực tương tự. Các nước EU đã cấm sử dụng các loại hóa chất này từ 20 năm trước.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã thông qua Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống chống hà độc hại trên tàu biển (Antifouling System Convention - AFS) vào tháng 10-2001.

Công ước này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 17-9-2008. Theo nội dung Công ước, các nước thành viên IMO phải cấm hoặc hạn chế việc dùng hệ thống chống hà có hại trên các tàu mang cờ cũng như các tàu không mang cờ nước mình nhưng hoạt động trên vùng biển thuộc quyền kiểm soát của mình và tất cả những tàu vào cảng, cơ sở sửa chữa hoặc các cảng ngoài khơi của mình. Tính đến nay, đã có 36 quốc gia thành viên IMO gia nhập và phê chuẩn công ước này.

Tuy nhiên, trong số 36 quốc gia đó, không có Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, mặc dù số thành viên của IMO lên đến 169, nhưng 36 quốc gia đã ký gia nhập công ước AFS lại chiếm đến 62,74% dung tải đội tàu thế giới. Có thể hiểu rằng các quốc gia đã gia nhập công ước là các quốc gia có ngành hàng hải phát triển mạnh và ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đại dương, hoặc đó là các quốc gia có chiến lược thu hút các chủ tàu đăng ký mang cờ quốc tịch nước mình như Liberia, Panama, Sierra Leone. Rất tiếc là Việt Nam không nằm trong số các quốc gia này.

Đến... nhiều công ước khác

Vấn đề ở trên có lẽ cũng không gây quá nhiều ngạc nhiên, vì kể từ khi tham gia vào Công ước CLC 92 (Công ước về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất do ô nhiễm dầu) đến nay, Việt Nam vẫn chưa tham gia ký kết bất kỳ một công ước nào của IMO liên quan đến trách nhiệm và các hành động cần thiết trong việc bảo vệ môi trường hàng hải.

Thậm chí, với Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu MARPOL 73/78, là công ước quốc tế chính về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu, bao gồm các quy định nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do dầu, hàng hóa, rác thải, nước thải và khí thải từ tàu, Việt Nam cũng chỉ mới tham gia đến Phụ lục I/II (mang tính bắt buộc), vắng bóng hoàn toàn trong các phụ lục III-VI (mang tính tự nguyện).

Bảng đánh giá thành tích đội tàu các quốc gia năm 2008 (Flag State Performance Table 2008) còn chỉ ra là Việt Nam chưa ký kết gia nhập Công ước lao động hàng hải (ILO 147) quy định những tiêu chuẩn tối thiểu cho tàu thuyền thương mại, chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên trên tàu, tuy nhiên người viết được biết Hiệp hội chủ tàu Việt Nam (VSA) đã có những bước chuẩn bị tích cực cho việc gia nhập công ước này. Rất mong các bên liên quan sẽ sớm thúc đẩy việc gia nhập công ước, vì đây là một công ước quan trọng đánh giá năng lực hàng hải của các nước phát triển ngành này.

Những hệ quả

Việc Việt Nam chưa gia nhập đầy đủ các công ước hàng hải về môi trường, mà Công ước AFS chỉ là một ví dụ, sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên đội tàu Việt Nam ở chỗ, lực lượng an ninh chính quyền cảng (Port State Control) sẽ dễ “hỏi thăm” các tàu treo cờ Việt Nam hơn nữa, khi mà các tàu này vốn dĩ đã bị để ý rất kỹ khi cập cảng làm hàng ở các cảng quốc tế thời gian gần đây.

Cũng từ đó, việc tiếp tục chậm trễ trong việc gia nhập các công ước còn làm giảm mức độ cạnh tranh của việc đăng ký tàu mang cờ Việt Nam, vì nếu các tàu mang cờ Việt Nam dễ bị giữ lại ở các cảng nước ngoài, thì lịch chạy tàu, chi phí neo đậu, chi phí khai thác của tàu đó sẽ bị ảnh hưởng, các đơn vị khai thác tàu không hề muốn điều đó. Không biết có phải là vì nhận thấy được điều này hay không mà tại Triển lãm Hàng hải Việt Nam 2009 vừa diễn ra cuối tháng 2 vừa qua, chính quyền Sierra Leone, một nước nhỏ ở Tây Phi, chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký quốc tịch tàu đã thuê hẳn một gian triển lãm để giới thiệu dịch vụ của họ.

Trên hết, cứu cánh của các công ước mà IMO đưa ra là góp phần xây dựng ngành hàng hải ngày một an toàn, hiệu quả và hạn chế các ảnh hưởng của hoạt động tàu thuyền lên môi trường, sinh thái, chứ không phải là để bắt bí các chủ tàu. Sự chậm trễ gia nhập các công ước sẽ đặt những dấu hỏi của cộng đồng quốc tế lên không chỉ trình độ phát triển của ngành hàng hải Việt Nam, một đất nước có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, mà còn khiến dư luận thế giới tự hỏi Việt Nam quan tâm như thế nào và có khả năng xử lý đến đâu trong các vấn đề môi trường và sinh thái biển.

Gia nhập các công ước hàng hải quốc tế sẽ tạo ra những lực đẩy nội tại buộc ngành hàng hải Việt Nam phải vận động mạnh mẽ hơn để đạt đến trình độ của các nước phát triển trong ngành, và cũng đồng thời góp phần xây dựng một hình ảnh Việt Nam tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường biển. Vẫn biết rằng trách nhiệm chính trong việc gia nhập các công ước là của Cục Hàng hải Việt Nam, nhưng đây rõ ràng không phải là vấn đề đơn giản và có thể xử lý đơn phương, các bên liên quan và chịu ảnh hưởng khác như cục đăng kiểm, các chủ tàu, các cảng biển, các cơ sở đào tạo và huấn luyện, xưởng đóng tàu, các hiệp hội chuyên ngành.. cũng cần có những bước chuẩn bị thích hợp cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau để đưa việc tham gia và thực thi các công ước đạt được hiệu quả mong muốn.

Theo TBKTSG
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty đứng ngoài hay đứng trong

Bài gửi by OLD Mon May 17, 2010 10:26 pm

1. Nhân đọc bài của Bố già post lên Bố trẻ xin có vài ý kiến như sau:
2. Đnghị lsau Bgià ghi rõ TBKTSG số ra ngày mấy và tgiả là ai để anh em trong khi thảo luận có gì cần thì lhệ với tòa báo or tgiả để hỏi. Chẳng hạn có thể có những chỗ ta chưa hiểu rõ tgiả muốn nói gì or ta ko nhất trí với cách đặt/ cách gquyết vđề của tgiả và muốn được thảo luận với chính tgiả.
3. Bviết bày tỏ sự bức xúc v/v nước ta ko tham gia (đứng ngoài) nhiều c.ước(1) qtế về hhải, là những squan, thuyền trưởng tương lai, những người mà cuộc đời và snghiệp sẽ gliền với sự ptriển của ngành hhải VN, các bạn có chia sẻ nỗi niềm này của tgiả ko? Tôi nghĩ câu trlời hnhiên là có, tuy vậy, vđề ko đgiản chỉ là thgia hay đứng ngoài. Nếu vậy thì những ytố nào quyết định việc tham gia hay ko tgia 1 công ước nào đó?
4. Tham gia hay ko tgia 1 công ước trước tiên là 1 hđộng chính trị- hđộng nhằm mưu cầu lợi ích của qgia có xét tới lợi ích khu vực cũng như lợi ích toàn cầu. Dvậy, có thể có các kết cục sau:
a. Tham gia và all (qgia, kvực và tcầu) đều có lợi, với những công ước như thế mà ko chịu tham gia thì miễn bluận
b. Kvực or tcầu thì có lợi nhỡn tiền nhưng qgia thì chưa mà phải rút từ ngân sách vốn không nhiều một khoản tiền ko nhỏ để chi cho việc gia nhập/công nhận/tham gia công ước bởi lẽ phải chi để mua sắm thay thế những trang thiết bị ko phù hợp với yêu cầu của công ước, phải chi để tổ chức tập huấn cho bộ máy quản lý, cho bmáy đtạo cũng như chi để đtạo lại người lđộng , làm cho họ có những hbiết cthiết để cthể chấp hành được công ước. Tất nhiên những vấn đề như vậy sẽ nảy sinh với mức độ cthiết khác nhau đối với từng công ước cụ thể, nhưng rõ ràng ko thể ko tính tới khi cân nhắc việc tham gia hay ko tham gia 1 công ước về hhải. Ngoài ra, không phải chỉ có tiền là xong mà còn phải có con người thích hợp, nhất là ở gđoạn đầu tiên của quá trình triển khai việc thực thi công ước; có thể triển khai được ko khi mà để trkhai, cần phải đào tạo lại trên diện rộng nhưng lại ko có đủ thầy dạy, trường lớp, trang thbị thích hợp?
Nói túm lại, chuyện đứng trong hay đứng ngoài các công ước qtế về hhải ko phải là chuyện cộng đồng / dư luận qtế hỏi ta điều gì, chuyện xây dựng hình ảnh mà là chuyện bread and butter (cơm áo gạo tiển) chuyện Dạy-Học-Hành. Cũng giống như nhà nghèo mà cho con đi học thì lựa chọn pbiến là bậc phổ thông kiểu gì cũng phải xong còn sau đó là đại học hay cao đẳng hay vừa học vừa làm hay thậm chí phải tạm gác việc học để đi làm vì hcảnh quá khó khăn ko thể ttục ...v.v... là chuyện đường đời muôn vạn nẻo.
Ở 1 góc độ khác, gđộ cbiệt giữa tiên tiến và lạc hậu trong ktế nói chung cũng như trong công nghiệp hhải nói riêng giữa các qgia - góc độ giàu nghèo; thì có thể thấy ngay rằng trong việc tham gia công ước, các nước giàu luôn được lợi nhờ bán trthbị - Họ vừa có tiếng vừa có miếng, còn nước nghèo luôn bất lợi do phải bóp bụng mua sắm, vậy nên sự do dự, cân nhắc của các nước nghèo và sự hhái tiên phong của các nước giàu là điều hnhiên và phải thừa nhận rằng nếu chưa giàu bằng người ta thì không thể cái gì cũng đua theo người ta được. Sự ptriển của ngành hàng hải ko thể tách rời sự ptriển của toàn xã hội, việc gia nhập đủ nhiều các công ước hhải phải là nỗ lực của toàn xhội hướng vào mtiêu chung là dân giàu nước mạnh. Một khi dân ta đã giàu, nước ta đã nạnh thì miễn bàn.
Hướng theo mtiêu đó sviên ta phải nuôi dưỡng khát vọng làm giàu chính đáng, phải nỗ lực học với niềm tin sắt đá là sẽ làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội bằng tri thức của mình!
Về việc gia nhập các công ước qtế để thu hút các chủ tàu đký qtịch là chuyện “làm ăn”. Để hiểu được tại sao 1 qgia nào đó được nhiều chủ tàu chọn để đký qtịch cho tàu của mình thì cbạn phải biết về cái gọi là treo cờ thuận tiện ( the convenient flags) - có thể gthích vtắt là trước khi đưa 1 tàu biển vào khai thác, chủ tàu phải đăng ký và trong 1 số trhợp họ có lý do để đký ký tàu của mình ở qgia nào mà họ thấy là “thuận tiện” cho việc kiếm được nhiều lnhuận nhất khi kthác tàu. Như đã biết, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển thì tàu phải được cquan Đăng kiểm tàu biển ktra và cấp các giấy chứng nhận atoàn kỹ thuật. Như vậy, việc đký có “thuận tiện” hay ko là do khâu kiểm tra và cấp giấy cnhận đkiểm quyết định mà các quy phạm/tchí ktra của đkiểm thì phải dựa trên/tuân theo/phù hợp với các qui định trong các công ước hàng hải có lquan ở những mức độ khác nhau: nếu dễ là thuận tiện mà khó là không thuận tiện. Như vậy, gsử Việt nam ta muốn thu hút các chủ tàu đem tàu đến đký thì phải tính lãi lỗ do thu từ lệ phí ktra đký và chi cho việc gia nhập công ước như nói ở trên. E rằng knăng lỗ sẽ lớn hơn; với lại nếu bắt chủ tàu phải tuân thủ nhiều thứ quá thì liệu có còn thuận tiện để thu họ ko?
Để kthúc tôi xin nói về cái gọi là đứng ngoài nhiều mà tôi đã đdấu (1) ở trên như sau: khi ta nói cái gì đó mà slượng b của nó coi là nhiều thì đã tiền gđịnh rằng: 1/số lượng a đtrưng cho trạng thái đủ là một số xđịnh và 2/có bđthức b > a; vậy các bạn có biết a (số công ước hhải mà Việt nam ko tham gia mà ở trthái đó việc ko tham gia được coi là đủ tức là ở mức chấp nhận được) là bnhiêu không? Nếu ko xđịnh được a là bnhiêu thì dựa vào đâu để nói thgia như vậy là ít = ko tham gia nhiều? Tôi ko có ý định blỗi tgiả vì tôi cũng hiểu rằng tgiả chỉ nói áng chừng theo cảm tính nhằm làm cho tựa đề của bviết có tdụng gây chú ý thôi. Ý định của tôi là muốn chỉ cho các bạn thấy khi chúng ta lưu ý đến phần tiền gđịnh ta sẽ nhận ra nhiều điều thú vị trong các phát ngôn cũng như nhận diện phát ngôn nào là chính xác, pngôn nào là mơ hồ thiếu/vô ccứ.
Bố trẻ.
OLD
OLD
Maritime Pilot

Tổng số bài gửi : 33
Điểm kinh nghiệm : 67
Ngày tham gia : 16/05/2010
Đến từ : Cõi trên

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by Bố già Tue May 18, 2010 12:09 am

Cảm ơn bài viết rất hay của Bố trẻ Very Happy , theo tác giả Vũ Đặng Dương của TBKTSG thì VN đứng ngoài nhiều công ước, nhưng tác giả dường như chỉ quan tâm đến phụ lục III-VI của MARPOL 73/78 và AFS mà VN chưa tham gia.

Trên thực tế VN đã tham gia đến 16 công ước quan trọng nhất của IMO trong đầy đủ các mục:
- An toàn Hàng hải
- Ô nhiễm biển
- Trách nhiệm và bồi thường
- Các đối tượng khác
Và đang xúc tiến tham gia thêm một số công ước khác.

Lý do mà VN chậm trễ (nên gọi là "chậm trễ" thì đúng hơn là "đứng ngoài") tham gia một số công ước theo em biết có thể như sau:
- Công nghệ đóng và sửa chữa tàu của VN còn lạc hậu, vẫn còn việc sử dụng sơn chống hà độc hại, sử dụng hạt nix đồng làm sạch vỏ tàu... tất cả đều do vấn đề "đầu tiên" gây ra Smile Khi đã có vốn và kỹ thuật mới thì việc tham gia là điều tất nhiên.
- VN không thể cạnh tranh được với một số quốc gia như Cambodia, Mongolia, Sierra Leone... về việc cho thuê cờ vì đội tàu, cơ sở vật chất ban đầu của các nước này hầu như kém, việc áp dụng các trang thiết bị máy móc mới phù hợp với công ước cho chính đội tàu, cơ sở nước họ là không nhiều (trong khi VN khá nhiều tàu cũ, tàu hoán cải... nên chi phí thay đổi rất lớn). Vì thế VN chưa việc gì phải cạnh tranh với các nước này trong việc thu hút các chủ tàu đăng kí quốc tịch - thậm chí tàu South Star bọn em mới xuống còn chạy sang Cambodia đăng kí quốc tịch Smile
- VN chưa tham gia các công ước về vận tải hành khách, hành lý vì mấy cái tàu khách Hoa Sen đầu tiên đang đắp chiếu; Công ước về trách nhiệm dân sự trong việc vận chuyển vật liệu hạt nhân cũng chưa vì có đâu mà vận chuyển v.v...

Hiểu biết của em còn có hạn nên chỉ biết vậy thôi. Very Happy
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by lophh08b Mon Nov 15, 2010 11:11 pm

các anh cho em hỏi là Bố già admin là ai vậy?
em cám ơn các anh rất nhiều. hi
lophh08b
lophh08b
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 22
Điểm kinh nghiệm : 24
Ngày tham gia : 30/07/2010
Đến từ : viet nam

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by Bố già Mon Nov 15, 2010 11:20 pm

Hì, bạn hỏi để làm gì thế? :o
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by lophh08b Sat Mar 05, 2011 9:27 pm

hỏi cho biết anh ạ!
vì em đâu có cơ hội để gặp các anh đâu nè.
chắc anh là lớp trưởng lớp hh06b rồi đúng không?
lophh08b
lophh08b
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 22
Điểm kinh nghiệm : 24
Ngày tham gia : 30/07/2010
Đến từ : viet nam

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by Bố già Sat Mar 05, 2011 10:10 pm

Anh tên Trình, không phải là lớp trưởng, hẹn có dịp offlile nhậu nhẹt với các chú. Very Happy
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Sat Mar 05, 2011 10:31 pm

Bố già đã viết:Anh tên Trình, không phải là lớp trưởng, hẹn có dịp offlile nhậu nhẹt với các chú. Very Happy
Lớp HH06B thiên hạ vô đối nhậu , ai kô biết nhậu kô phải là member of HH06B . KAKAKA !!
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by soibien06b Sat May 28, 2011 8:28 am

điều kiện khoa học và kinh tế nước mình chưa đủ tiềm lực để tham gia hết các công ước quốc tế. nếu không đủ lực mà đua đòi với các "anh lớn" thì chúng ta dễ bị out lắm, khi đó thiệt thòi nhất vẫn là nền hàng hải nước nhà chúng ta mà thôi. vậy anh em hãy bình tĩnh nhé. rồi chúng ta sẽ trưởng thành hơn thôi
soibien06b
soibien06b
Second Officer

Tổng số bài gửi : 206
Điểm kinh nghiệm : 85
Ngày tham gia : 21/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by seastar Sat May 28, 2011 6:17 pm

Ngành HHVN chỉ nói mạnh thôi chứ tham gia sao nổi. Riêng chuyện trả lương cho thuyền viên cũng là một chủ đề nóng hổi ở các cty vận tải biển. 100% cty trả lương cho tv dưới mức quy định của ITF. Chế độ lao động của tv còn nhiều bất cập, đơn cử tàu nước ngoài quy định thủy thủ AB được phép làm việc ở độ cao >2m, thủy thủ OS thì dưới 2m, nhưng tàu VN thì ngược lại, OS bị bắt leo cao, còn AB ngồi dưới... hút thuốc. Ngành HHVN còn lắm vấn đề phải giải quyết đấy.
Mỹ sợ Nhật vì Nhật nói xong là làm. Nhật sợ Trung Quốc vì Trung Quốc làm xong rồi mới nói. Nhưng cả 3 thằng đó đều sợ ông Việt Nam vì ông Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
seastar
seastar
Deck Cadet

Tổng số bài gửi : 82
Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by vuthanhtrung_dragon Sat May 28, 2011 6:22 pm

seastar đã viết:Ngành HHVN chỉ nói mạnh thôi chứ tham gia sao nổi. Riêng chuyện trả lương cho thuyền viên cũng là một chủ đề nóng hổi ở các cty vận tải biển. 100% cty trả lương cho tv dưới mức quy định của ITF. Chế độ lao động của tv còn nhiều bất cập, đơn cử tàu nước ngoài quy định thủy thủ AB được phép làm việc ở độ cao >2m, thủy thủ OS thì dưới 2m, nhưng tàu VN thì ngược lại, OS bị bắt leo cao, còn AB ngồi dưới... hút thuốc. Ngành HHVN còn lắm vấn đề phải giải quyết đấy.
Mỹ sợ Nhật vì Nhật nói xong là làm. Nhật sợ Trung Quốc vì Trung Quốc làm xong rồi mới nói. Nhưng cả 3 thằng đó đều sợ ông Việt Nam vì ông Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
quá chí lý , bác này kinh nghiệm quá . E đi tàu cũng thấy thế , ma cũ bắt nạt ma mới ... Mà kinh tế VN là thế phải giữ tiền để mấy bác làm ăn mới chú tâm đc , chứ kô thì xáo xào lắm . Hở ra là loạn ngay , nên quản lý tàu luôn nắm đằng chuôi kô thì nhiều chuyện lắm ...
vuthanhtrung_dragon
vuthanhtrung_dragon
Captain

Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm : 1254
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MA OF NHA TRANG
Đến từ : nha trang - nam định - cẩm xuyên

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by thanguk Sat May 28, 2011 8:12 pm

vuthanhtrung_dragon đã viết:
seastar đã viết:Ngành HHVN chỉ nói mạnh thôi chứ tham gia sao nổi. Riêng chuyện trả lương cho thuyền viên cũng là một chủ đề nóng hổi ở các cty vận tải biển. 100% cty trả lương cho tv dưới mức quy định của ITF. Chế độ lao động của tv còn nhiều bất cập, đơn cử tàu nước ngoài quy định thủy thủ AB được phép làm việc ở độ cao >2m, thủy thủ OS thì dưới 2m, nhưng tàu VN thì ngược lại, OS bị bắt leo cao, còn AB ngồi dưới... hút thuốc. Ngành HHVN còn lắm vấn đề phải giải quyết đấy.
Mỹ sợ Nhật vì Nhật nói xong là làm. Nhật sợ Trung Quốc vì Trung Quốc làm xong rồi mới nói. Nhưng cả 3 thằng đó đều sợ ông Việt Nam vì ông Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
quá chí lý , bác này kinh nghiệm quá . E đi tàu cũng thấy thế , ma cũ bắt nạt ma mới ... Mà kinh tế VN là thế phải giữ tiền để mấy bác làm ăn mới chú tâm đc , chứ kô thì xáo xào lắm . Hở ra là loạn ngay , nên quản lý tàu luôn nắm đằng chuôi kô thì nhiều chuyện lắm ...
Cái này nên ghi nhận là tập quán hàng hải của Việt Nam... Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy
thanguk
thanguk
Third Officer

Tổng số bài gửi : 164
Điểm kinh nghiệm : 181
Ngày tham gia : 20/03/2010
Nơi làm việc : MU IS No1
Đến từ : VENUS

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by keepfriendship_4ever Sat Jun 18, 2011 11:25 am

bác seastar ơi!!! cho hỏi : hồi bác đi thực tập tàu của trường mình hay tàu của cty hàng hải nào vậy ?
bây giời tụi e dang chuẩn bị thực tập rùi mà khong biết cty nào thì nhận SV thực tập nũa, bác có biết chỗ nào giới thiệu cho e được không !! thanks!!!
keepfriendship_4ever
keepfriendship_4ever
Able Seaman

Tổng số bài gửi : 25
Điểm kinh nghiệm : 24
Ngày tham gia : 31/03/2011
Đến từ : Bình Thuận

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by seastar Sat Jun 18, 2011 9:57 pm

keepfriendship_4ever đã viết:bác seastar ơi!!! cho hỏi : hồi bác đi thực tập tàu của trường mình hay tàu của cty hàng hải nào vậy ?
bây giời tụi e dang chuẩn bị thực tập rùi mà khong biết cty nào thì nhận SV thực tập nũa, bác có biết chỗ nào giới thiệu cho e được không !! thanks!!!
Đi chệch chủ đề roài nè hehe. Thôi đã hỏi thì trả lời luôn cho nó xong đi:thực tập tốt nghiệp mình đi con Hà Lan 2 (thuê bên trường trung cấp hàng giang 2). Mang tiếng đi thực tập tốt nghiệp nhưng chủ yếu là để thử sóng thử gió là chính, chứ đi tàu này có cái gì đâu mà về viết báo cáo. Hàng ngày vui vui thì kéo nhau lên buồng lái tán dóc, đứng lái một chập mõi chân thì để thằng khác nhảy vào thay. Hệ thống lái của tàu này theo kiểu truyền động điện, lái bằng cần gạt (NFU), mà cái cần gạt chỉ là 1 cái núm nhựa be bé, thằng nào lái mà lỡ tay giật mạnh một chút là nó sứt ra liền, báo hại ông thuyền trưởng quát "gắn vào gắn vào", thế mới tếu. Cũng đi ca đi kíp nhưng chủ yếu là để đánh bài, có thằng đi một chuyến về trong túi tiền bát ngát nhờ kéo tiến lên. Ban đêm thì tàu neo lại nghỉ, anh em kéo lên bờ cafe, nhậu nhẹt. Nói chung đã đi tàu trường thì chắc chắn một điều là không có gì để bỏ vào đầu. Nhưng sau này nhìn lại mới thấy đi tàu trường mới là hạnh phúc, bạn bè học với nhau bao nhiêu năm, ra trường mỗi thằng mỗi ngã, biết có ngày nào gặp lại chứ đừng nói sau này đi chung một tàu, nó sẽ là một kỷ niệm không thể nào quên. Dẫu biết đi tàu ngoài thì sẽ có kinh nghiệm thực tế, nhưng bạn thử nghĩ xem nghề của chúng ta là cả một quá trình lâu dài ở phía trước, chứ không chỉ gói ghém trong mươi mười lăm ngày thực tập mà biết được. Cho nên nếu được quay trở lại thì mình vẫn chọn đi tàu trường là okie nhất. Còn đi tàu ngoài thì chịu khó xuống tận nơi xin, cũng hên xui à, nhưng bây giờ thì cũng dể hơn nhiều so với trước.
seastar
seastar
Deck Cadet

Tổng số bài gửi : 82
Điểm kinh nghiệm : 81
Ngày tham gia : 06/03/2011

Về Đầu Trang Go down

Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước Empty Re: Hàng hải Việt Nam đứng ngoài nhiều công ước

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết