Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khó “vá lỗi” Bộ luật Hàng hải

Go down

Khó “vá lỗi” Bộ luật Hàng hải Empty Khó “vá lỗi” Bộ luật Hàng hải

Bài gửi by Bố già Mon Aug 22, 2011 11:22 am

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và đại diện doanh nghiệp vận tải biển chưa tìm được tiếng nói chung trong nhiều quy định tại Bộ luật Hàng hải 2005 đang được cho là “có vấn đề”.

Tại Hội thảo về hoàn thiện báo cáo rà soát Bộ luật Hàng hải do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức giữa tuần này, ông Ngô Khắc Lễ, đại diện Nhóm chuyên gia rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới hàng hải cho biết: “Hiện có tới 14 nhóm quy định tại Bộ luật Hàng hải 2005 đang được cho là có vấn đề”.

Khó “vá lỗi” Bộ luật Hàng hải Dfd1e8747f000001007276fcd76c16a4typ
Các quy định liên quan đến địa vị pháp lý của người gửi hàng,
người giao hàng vẫn chưa rõ ràng
Theo Nhóm rà soát, những quy định tại Bộ luật Hàng hải và các văn bản dưới luật chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi hoặc mâu thuẫn với các văn bản pháp lý khác về địa vị pháp lý của người giao hàng và người gửi hàng; bảo hiểm tàu biển, hàng hóa; đăng kiểm tàu biển, bắt giữ tàu biển, thẩm quyền và thời hiệu xử lý tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải… đang tạo ra những “điểm nghẽn” pháp lý đối với các doanh nghiệp hàng hải. “Sau hơn 5 năm đi vào cuộc sống, Bộ luật Hàng hải đã cho thấy nhiều bất cập. Những bất cập này do quy định lạc hậu so với thực tiễn và cả do lỗi đánh máy của cơ quan soạn thảo được các cơ quan làm luật thông qua”, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) cho biết.

Một trong những vướng mắc thường gặp là vấn đề thẩm quyền và thời hiệu xử lý tranh chấp. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án Việt Nam có toàn quyền xét xử “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam”. Tuy nhiên, Điều 100, Bộ luật Hàng hải 2005 lại quy định: “Trường hợp vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn, nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng”. Trong khi đó, hầu hết các vận đơn đường biển đều quy định: “Thẩm quyền tài phán, tất cả những tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến vận đơn đường biển này sẽ được giải quyết tại nước tàu mang ký hiệu hoặc nếu có quy định khác là tại nơi thỏa thuận chung bởi người vận chuyển và thương nhân”.

Do vậy, trên thực tế, Toà án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng… Tuy nhiên, ngay cả khi Bộ luật Hàng hải được Bộ GTVT thừa nhận có khiếm khuyết, thì việc tìm tiếng nói chung trong không ít quy định được cho là “có vấn đề” giữa Bộ GTVT và đại diện doanh nghiệp vận tải biển vẫn gặp không ít khó khăn. Trong đó, câu chuyện xác định lại vai trò của Cục Đăng kiểm Việt Nam – cơ quan được Bộ GTVT ủy quyền kiểm tra, phân cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đang gây nhiều tranh cãi nhất.

Theo Nhóm chuyên gia rà soát Bộ luật Hàng hải, với Quyết định số 51/2005/QĐ- BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, Bộ GTVT “mặc định” tất cả công việc này cho Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trong khi đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam lại không phải là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, mà chỉ là tổ chức đăng kiểm, nên đã tạo ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Bên cạnh đó, Nhóm rà soát cũng cho rằng, việc khoản 5, Điều 4, Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT quy định: việc ủy quyền cho tổ chức nước ngoài kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận được thực hiện chỉ cho từng tàu biển”… là trái với quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), làm phát sinh cơ chế “xin – cho”, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

“Việc ủy quyền cho tổ chức nước ngoài kiểm tra, phân cấp, cấp giấy chứng nhận… nên do Bộ trưởng Bộ GTVT thực hiện hoặc ủy quyền cho Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thực hiện”, luật sư Ngô Khắc Lễ, thành viên Ban rà soát kiến nghị.

Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam cho rằng, không chỉ việc kiểm tra, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận tàu biển…, mà nhiều dịch vụ công khác như hoa tiêu, bảo đảm hàng hải cũng nên mạnh dạn xã hội hoá, như nhiều nước tiên tiến đang áp dụng, để giảm tải cho Nhà nước và bớt phiền hà cho doanh nghiệp.

Theo Báo Đầu tư
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết