Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

3 posters

Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

Bài gửi by vimaru.kenny Thu Jul 07, 2011 7:24 pm

Bọn e phải làm chuyên đề về : "Giới thiệu tóm tắt về nội dung Bộ luật ISMCODE". Mong các anh giúp đỡ. Càng kỹ càng tốt. Vì chúng em phải bảo vệ mà.
Xin chân thành cảm ơn!!!
vimaru.kenny
vimaru.kenny
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 4
Điểm kinh nghiệm : 8
Ngày tham gia : 10/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Re: Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

Bài gửi by Bố già Thu Jul 07, 2011 9:09 pm

Bạn chú ý cách đặt tên chủ đề cho rõ ràng, không nên đặt dạng "giúp em với", "cần giúp đỡ"... Tớ sẽ sửa tiêu đề dùm bạn.


Được sửa bởi Bố già ngày Thu Jul 07, 2011 10:18 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : Nhắc nhở thành viên.)
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Re: Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

Bài gửi by vimaru.kenny Thu Jul 07, 2011 9:16 pm

Vâng e biết thế. Nhưng e chưa có chuyên môn lắm về vấn đề này. Mong các anh chỉ bảo e. Cảm ơn.
vimaru.kenny
vimaru.kenny
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 4
Điểm kinh nghiệm : 8
Ngày tham gia : 10/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Re: Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

Bài gửi by Bố già Thu Jul 07, 2011 9:34 pm

Muốn "tóm tắt" thì phải dựa vào cái "không tóm tắt" - đó là Bộ luật ISM. Theo tớ bạn nên đưa ra một cái dàn bài rồi dựa vào đó để khai triển. Bạn có thể xem qua đoạn phim này: http://www.dieukhientaubien.net/t920-topic
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Re: Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

Bài gửi by vimaru.kenny Fri Jul 08, 2011 7:26 pm

Cảm ơn bạn nhiều
vimaru.kenny
vimaru.kenny
Ordinary Seaman

Tổng số bài gửi : 4
Điểm kinh nghiệm : 8
Ngày tham gia : 10/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Cho em tài liệu anh xin được đấy

Bài gửi by navi Thu Aug 18, 2011 4:27 pm

3.2 BỘ LUẬT ISM CODE
3.2.1 Giới thiệu Bộ luật ISM (International Safety Management Code):
Cuối thập kỷ 1980 đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Như vậy phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu.
Với đòi hỏi ngày càng cao về sự đảm bảo an toàn trong khai thác tàu biển cũng như bảo vệ môi trường trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế giới, mà đặc biệt là đội tàu treo cờ thuận tiện (Flag Of Convenient -FOC), chương IX của SOLAS 74 đã được bổ xung mới, với các yêu cầu về quản lý an toàn khai thác tàu. Bổ xung sửa đổi 1994 công ước SOLAS 74 có hiệu lực ngày 01/07/1998, bổ xung sửa đổi đó đã cho ra đời chương IX mới vào SOLAS 74. Sau đó chương này đã được bổ xung sửa đổi bằng nghi quyết MSC 99(73). Nghị quyết này được thông qua vào ngày 01/01/2002 và có hiệu lực ngày 01/07/2002.
Tháng 11 năm 1993, IMO đã phê chuẩn Bộ luật ISM, cụ thể hoá các yêu cầu của chương IX / SOLAS 74. Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để triển khai bộ luật ISM, các công ty phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, tức là phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System, SMS) phù hợp với qui mô của công ty và được Đăng kiểm chấp nhận. Bộ luật ISM đã đi vào hiệu lực theo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ 01/07/1998, áp dụng bắt buộc đối với tất cả các tàu khách, tàu dầu, tàu chở hàng rời và các tàu cở khách, chở hàng cao tốc có tổng dung tích từ 500GT trở lên.
Giai đoạn 2: Từ 01/07/2002, áp dụng cho tất cả các tàu chạy tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500GT trở lên.
Mục đích của bộ luật ISM là tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho việc quản lý, khai thác an toàn tàu, ngăn ngừa sự tổn hại về sinh mạng, thương tật của con người cũng như sự tổn hại về tài sản trong quá trình khai thác tàu đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Mục tiêu về quản lí an toàn là:
- Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an toàn và một môi trường làm việc an toàn
- Xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra trên tàu
- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên bờ và thuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm
Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:
- Phù hợp với các qui định và luật lệ hiện hành.
- Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng kiểm và tổ chức công nghiệp biển đề ra.
3.2.2 Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản, bao gồm các phần chính sau đây:
1. Lời nói đầu.
2. Phần A: Sự thực hiện
Nội dung của phần này bao gồm 12 điều khoản với các nội dung sau:
- 1. Các khái niệm chung:
Trong phần này, Bộ luật ISM đưa ra các định nghĩa, giải thích ý nghĩa của các khái niệm, tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật.
- 2. Chính sách An toàn và bảo vệ môi trường của Công ty:
Trong phần này, Bộ luật ISM đòi hỏi các Công ty phải đưa ra được chính sách của mình đối với vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo thực hiện được chính sách này ở mọi mức độ trong SMS ( Safety Management System)
- 3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty:
Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền của mình đối việc quản lý tàu biển trong SMS.
- 4. Người được chỉ định thực thi SMS của Công ty (Designated Person-DP):
Các Công ty phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý, giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường.
- 5. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng:
Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc đại diện cho Công ty tổ chức thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của Công ty.
- 6. Nguồn lực và nhân viên:
Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện một cách đầy đủ các điều kiện thực tế về con người, các điều luật quốc tế có liên quan thông qua các quy trình, hướng dẫn trong SMS của mình.
- 7. Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu:
Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình, các hướng dẫn cho các hoạt động khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ môi trường.
- 8. Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp:
Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành động trong các tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn luyện và khả năng sẵn sàng ứng phó trong mọi điều kiện khẩn cấp.
- 9. Các báo cáo, phân tích đối với các trường hợp vi phạm, tai nạn và nguy hiểm xảy ra.
Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo cáo, phân tích thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời phải có các hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với các vấn đề đó.
- 10. Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị.
Công ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình để đảm bảo tàu và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và bảo dưỡng phù hợp cũng như các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt áp dụng đối với các trang thiết bị quan trọng trên tàu.
- 11. Tài liệu, giấy tờ.
Trong SMS của Công ty phải thiết lập được một hệ thống, quy trình quản lý với các tài liệu, giấy chứng nhận của tàu.
- 12. Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Công ty.
SMS của Công ty phải thể hiện được sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá việc thực hiện đối với SMS của mình thông qua các quy trình, hướng dẫn kiểm tra ( Audit ) qua đó đưa ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề không phù hợp.
3.Phần B: Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 điều khoản.
Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm:
- 13. Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ.
a. Giấy chứng nhận phù hợp, Document Of Compliance Certificate (DOC): Một Công ty, khi SMS được chính quyền hành chính kiểm tra và xác nhận là thoả mãn các yêu cầu của Bộ luật ISM thì sẽ được cấp giấy chứng nhận trên.
b. Giấy chứng nhận quản lý an toàn, Safety Management Certificate (SMC): Giấy chứng nhận này được cấp cho tàu khi sự kiểm tra của chính quyền hành chính xác nhận rằng các hoạt động quản lý, khai thác an toàn công ty và tàu là phù hợp với SMS đã được chấp thuận.
Giấy chứng nhận DOC sẽ có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm và phải trải qua các đợt kiểm tra hàng năm để xác nhận lại.
Giấy chứng nhận SMC cũng có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm nhưng chỉ phải kiểm tra lại trong ít nhất một lần kiểm tra trung gian của tàu.
- 14. Cấp giấy chứng nhận tạm thời.
- 15. Kiểm tra.
- 16. Mẫu giấy chứng nhận (DOC, SMC)
3.2.3 Hệ thống quản lý an toàn
Muốn duy trì tàu hoạt động trên tuyến quốc tế, công ty phải quản lý hoạt động tàu theo “Hệ thống quản lý an toàn”. Muốn xây dựng một “hệ thống quản lý an toàn” công ty phải nghiên cứu xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp với những yêu cầu do “Bộ luật quản lý an toàn quốc tế”.
Hệ thống quản lý an toàn công ty phải đạt được các yêu cầu sau:
-1. Về mục đích và yêu cầu
1. Mục đích là bảo đảm an toàn trên biển. Ngăn ngừa thương vong, tổn thất về người và tài sản. Tránh ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển
2 Mục tiêu về quản lý an toàn là:
- Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an toàn và một môi trường làm việc an toàn
- Xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra trên tàu
- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên Bờ và thuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm
3. Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:
- Phù hợp với các qui định và luật lệ hiện hành
- Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng kiểm và tổ chức công nghiệp biển đề ra.
4. Nội dung của Hệ thống quản lý an toàn gồm có:
- Một chính sách về an toàn và bảo vệ môi trường.
- Những qui định, hướng dẫn và qui trình nhằm bảo đảm an toàn hoạt động tàu, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu luật lệ hiện hành của quốc gia và quốc tế.
- Phân định các mức độ quyền hạn, các mối thông tin liên lạc giữa những người liên quan đến hệ thống trên bờ và dưới tàu.
- Những qui trình về báo cáo các tai nạn và “không phù hợp”.
- Những qui trình chuẩn bị và ứng phó các tình huống khẩn cấp.
- Những qui trình về đánh giá nội bộ và rà soát việc quản lý.
-2. Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường
Công ty phải xây dựng một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường, nêu rõ bằng cách nào để đạt được mục tiêu của bộ luật ISM Code.
Phải bảo đảm chính sách này được thực hiện và duy trì ở mọi cấp độ của hệ thống tổ chức, trên Bờ và dưới Tàu.
-3. Quyền hạn và trách nhiệm của công ty
Khi người chịu trách nhiệm về các hoạt động của tàu không phải là Chủ tàu, thì Chủ tàu phải báo cáo với Chính quyền về tên và địa chỉ của người đó.
Công ty phải định rõ bằng văn bản về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của những người liên quan đến quản lí, thực hiện, kiểm tra công việc có ảnh hưởng đến an toàn và bảo vệ môi trường.
Công ty chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp đầy đủ nguồn lực và sự hỗ trợ từ trên bờ để cán bộ phụ trách an toàn thực hiện được chức năng của mình.
- 4. DP
Để bảo đảm an toàn hoạt động của mỗi tàu và cung cấp mối liên hệ giữa công ty và tàu, mỗi công ty phải phân công một người phụ trách quản lý an toàn trên bờ là DP, có thể tiếp cận trực tiếp với cấp quản lí cao nhất của công ty. Quyền hạn và trách nhiệm của DP bao gồm việc theo dõi về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến hoạt động của mỗi tàu, bảo đảm cung ứng đầy đủ các yêu cầu về nguồn lực và sự hỗ trợ từ trên bờ.
- 5. Quyền hạn và trách nhiệm Thuyền trưởng
Công ty phải nêu rõ bằng văn bản trách nhiệm của Thuyền như sau:
- Thực hiện Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của công ty. Thậm chí có thể làm trái với hệ thống quản lý an toàn, miễn là đảm bảo an toàn và chống gây ô nhiễm biển, quyền này gọi là quyền “vượt quyền”.
- Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ chính sách an toàn và bảo vệ môi trường.
- Đề ra các chỉ thị, hướng dẫn thích hợp, rõ ràng và đơn giản để thuyền viên thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiên những yêu cầu đã đề ra ở trên.
- Rà soát hệ thống, báo cáo các khiếm khuyết cho cấp quản lý trên bờ.
- 6. Về nhân tài và vật lực
.1 Công ty bảo đảm Thuyền trưởng phải:
- Có năng lực quản lí, chỉ đạo.
- Hiểu biết rành rọt về Hệ thống quản lí an toàn của công ty.
- Được công ty hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
.2 Công ty phải bảo đảm mỗi tàu được bố trí nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, có bằng cấp và sức khỏe phù hợp với yêu cầu quốc gia và quốc tế.
.3 Công ty phải xây dựng qui trình để bảo đảm rằng: thuyền viên mới hay thuyền viên mới đảm nhận chức danh mới được làm quen nhiệm vụ của họ liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường trước khi tàu khởi hành.
.4 Công ty phải bảo đảm là mọi người liên quan đến hoạt động của hệ thống đều hiểu biết đầy đủ các luật lệ, qui tắc và hướng dẫn liên quan.
.5 Công ty phải xây dựng và duy trì quy trình về các huấn luyện cần thiết nhằm hỗ trợ hệ thống và bảo đảm mọi người liên quan đều được huấn luyện đầy đủ.
.6 Công ty phải xây dựng các qui trình bảo đảm mọi người trên tàu nhận được những thông tin liên quan đến hệ thống bằng ngôn ngữ làm việc hay ngôn ngữ mà họ có thể hiểu.
.7 Công ty phải bảo đảm mọi người trên tàu có thể thông tin hiệu quả với nhau liên quan đến việc thực hiện hệ thống.
- 7. Xây dựng kế hoạch về các hoạt động trên tàu
Công ty phải xây dựng các qui trình về chuẩn bị các kế hoạch, các chỉ dẫn kể cả nội dung rà soát tương ứng cho các hoạt động chính trên tàu, liên quan đến an toàn tàu và ngăn ngừa ô nhiễm. Phải nêu rõ các nhiệm vụ liên quan và phân công những người có chuyên môn phụ trách.
- 8. Sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp
Công ty phải xây dựng các qui trình chỉ rõ các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên tàu, miêu tả các bước ứng phó.
Công ty phải xây dựng các chương trình về huấn luyện và diễn tập để chuẩn bị cho các tình huống nguy hiểm.
Hệ thống phải chỉ ra các biện pháp bảo đảm công ty có thể ứng phó các tai nạn, tình huống nguy hiểm khẩn cấp liên quan trên tàu ở bất kì thời điẻm nào.
- 9. Báo cáo và phân tích sự “không phù hợp”, các tai nạn và tình huống nguy hiểm
Hệ thống phải bao gồm các qui trình bảo đảm các “không phù hợp”, tai nạn. Các tình huống nguy hiểm đều được báo cáo cho công ty, được điều tra, phân tích nhằm cải thiện an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.
Công ty phải xây dựng các qui trình thực hiện hành động khắc phục các khiếm khuyết và không phù hợp.
- 10. Bảo dưỡng tàu và thiết bị
Công ty phải xây dựng các qui trình bảo đảm tàu được bảo dưỡng theo luật lệ và qui định liên quan kể cả yêu cầu bổ sung của công ty. Để đáp ứng các yêu cầu đó, công ty phải:
- Tiến hành kiểm tra định kì.
- Báo cáo sự “không phù hợp” và nguyên nhân xảy ra, nếu có.
- Có hành động khắc phục tương ứng.
- Lập biên bản, theo dõi các hoạt động đó.
Công ty phải xây dựng các qui trình để chỉ ra những thiết bị hay hệ thống kĩ thuật, nếu ngừng hoạt động đột ngột có thể gây nên tình huống nguy hiểm. Qui trình phải chỉ ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao độ tin cậy của thiết bị hay hệ thống đó. Những biện pháp đó bao gồm cả việc thử thường xuyên các phương tiện hay thiết bị dự phòng không hoạt động liên tục.
Việc kiểm tra và thử hoạt động như đã nêu ở trên phải kết hợp vào kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên hoạt động tàu.
- 11. Quản lý tài liệu
Công ty phải xây dựng qui trình và duy trì kiểm soát mọi tài liệu và số liệu liên quan đến Hệ thống, và phải bảo đảm:
- Các tài liệu còn hiệu lực được xếp ở các nơi qui định
- Việc thay đổi tài liệu phải được sự kiểm tra và phê duyệt bởi người phụ trách
- Những tài liệu không còn hiệu lực phải loại bỏ
- Những tài liệu dùng để miêu tả và thực hiện Hệ thống được gọi là Sổ tay quản lý an toàn. Sổ tay được công ty sắp xếp sao cho xét thấy phù hợp nhất. Mỗi tàu phải có trên tàu tất cả tài liệu liên quan đến tàu mình.
- 12. Công ty kiểm tra, rà soát và đánh giá Hệ thống
- Công ty phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra xem các hoạt động về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có tuân thủ đúng với qui định trọng Hệ thống hay không.
- Công ty phải đánh giá hiệu quả của Hệ thống định kỳ, và khi cần thiết, rà soát lại Hệ thống theo qui trình do công ty đề ra.
- Việc đánh giá và hành động khắc phục nếu có phải tiến hành theo qui trình bằng văn bản.
- Người tiến hành đánh giá phải độc lập với khu vực đánh giá, trừ khi không thực tế do công ty quá nhỏ.
- Kết quả đánh giá hay kết quả rà soát phải được thông báo tới những người có trách nhiệm liên quan đến khu vực bị đánh giá.
- Những người chịu trách nhiệm quản lý ở khu vực bị đánh giá phải có hành động khắc phục kịp thời các khiếm khuyết phát hiện được.
3.2.4. Những lưu ý đối với tàu khi áp dụng Bộ luật ISM trên tàu biển:
Đối với tàu, việc áp dụng Bộ luật ISM được hiểu là triệt để tuân theo những quy trình, hướng dẫn của Công ty trong SMS đối với tất cả các mặt trong hoạt động khai thác, vận hành, bảo dưỡng, chống ô nhiễm môi trường và quản lý an toàn trên tàu .
Tất cả các vấn đề trên đều đã được thể hiện trong SMS bằng các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu, kế hoạch hành động.
Nhiệm vụ của mọi thuyền viên của tàu là phải hiểu biết càng đầy đủ càng tốt SMS của Công ty để thực hiện cho tốt , đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của các đợt kiểm tra ISM ( Internal Audit hoặc External Audit) cũng như kiểm tra PSC.
Theo từng chức danh, có thể có những đòi hỏi ở mức độ khác nhau, nhưng tựu trung lại, thuyền viên cần phải đọc, tìm hiểu và nắm được các vấn đề sau đây trong SMS:
Công ty có chính sách an toàn và bảo vệ môi trường không và thuyền viên của tàu có quen thuộc với chính sách đó không?
Các tài liệu an toàn (các sổ tay, hướng dẫn ...) có trên tàu không?
- Các tài liệu liên quan trong SMS có được lập bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ thuyền viên trên tàu hiểu được không?
- Có các qui trình để thiết lập và duy trì liên lạc với bộ phận quản lý trên bờ trong tình huống khẩn cấp hay không
- Kế hoạch thực tập của tàu theo SMS.
- Kế hoạch, quy trình sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng đối với các thiết bị quan trọng trên boong cũng như các thiết bị an toàn của tàu được hướng dẫn trong SMS.
- Các quy định, hướng dẫn đối với việc chống ô nhiễm môi trường, tuân thủ kế hoạch quản lý, thải rác trên tàu.
- Các quy tắc kiểm tra an toàn trước khi tiến hành các công việc trên tàu đặc biệt là làm việc trên cao, ngoài mạn tàu, cắt hàn, làm việc trong khoang kín... được quy định trong SMS.ông?
- Tên của DP (Designated Person).
- Nhiệm vụ, chức trách của mình theo SMS của Công ty.
- Cách thức thành viên mới lên tàu làm quen với nhiệm vụ của mình và có các hướng dẫn quan trọng trước khi khởi hành hay không?
- Thuyền trưởng có thể trình các tài liệu chứng minh trách nhiệm và thẩm quyền của mình hay không? phải bao gồm cả quyền được vượt quyền?
- Các sự không phù hợp có được báo cáo về công ty hay không và công ty có thực hiện các hành động khắc phục hay không? (PSCO phải xem xét kỹ nội dung các sự không phù hợp).
- Tàu có chương trình bảo dưỡng hay không và các bản ghi có trên tàu hay không?
- Nhiệm vụ của mình trong những trường hợp khẩn cấp trên tàu, các tín hiệu báo động cũng như các quy trình, hướng dẫn thực hiển đối với các trường hợp này, được nêu trong SMS.
- Ghi chép và lưu giữ sổ sách về các phần việc, vật tư, thiết bị thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo hướng dẫn trong SMS.
3.2.5 Các báo cáo thường phải có theo SMS
Thường tàu phải có các báo cáo theo qui định của SMS, được làm định kỳ gửi về công ty và được lưu giữ trên tàu. Các báo cáo bao gồm:
- Báo cáo tháng:
Danh mục kiểm tra giấy tờ tàu; Danh sách thuyền viên.
- Báo cáo chuyến:
Tóm tắt chuyến đi (cả bộ phận boongvà máy); Báo cáo công việc bảo quản trong chuyến (cả boong và máy); Kế hoạch bảo quản (cả bộ phận boongvà máy); Danh mục kiểm tra thiết bị an toàn; Danh mục kiểm tra thiết bị chống ô nhiễm môi trường; Danh mục kiểm tra hệ thống máy lái; Danh mục tu chỉnh hải đồ; Thông số máy chính; Thông số máy đèn; Báo cáo tiêu thụ dàu nhờn; Danh mục kiểm tra tàu đến và rời cảng…
- Báo cáo quí:
Biên bản họp quản lý an toàn trên tàu; Báo cáo thực tập khẩn cấp; Báo cáo huấn luyện trên tàu; Báo cáo phân tích nước làm mát; Báo cáo phân tích nước nồi hơi; Ghi chép giờ làm việc các hệ thống máy trên tàu; Danh mục kiểm tra cách điện…
- Báo cáo nửa năm và hàng năm:
Tình trạng thiết bị an toàn: Tình trạng thiết bị quan trọng; Danh mục ấn phẩm hàng hải; Danh mục kiểm tra thiết bị đo lường trên tàu; Danh mục kiểm tra đồ dự trữ quan trọng trên tàu….
- Báo cáo trong các trường hợp đặc biệt:
Báo cáo khi có tai nạn hàng hải; Báo cáo hư hỏng do công nhân làm hàng; Báo cáo hư hỏng hàng hóa; Báo cáo việc thanh kiểm tra tai nạn; Báo cáo sự không phù hợp; Báo cáo về việc sửa chữa hư hỏng; Kế hoạch nhận dàu; danh mục kiểm tra khi vào khu vực kín; Danh mục kiểm tra khi sử dụng lửa trần trên tàu; Báo cáo đánh giá năng lực thuyền viên…
navi
navi
Carpenter

Tổng số bài gửi : 32
Điểm kinh nghiệm : 10
Ngày tham gia : 17/08/2011
Nơi làm việc : deck officer
Đến từ : haiphong

Về Đầu Trang Go down

Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM" Empty Re: Nhờ giúp đỡ về "Giới thiệu tóm tắt nội dung Bộ luật ISM"

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết