Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tự học ở đại học

2 posters

Go down

Tự học ở đại học Empty Tự học ở đại học

Bài gửi by Bố già Sun May 16, 2010 10:54 pm

Trường đại học là nơi lý tưởng nhất để phát huy những khả năng của bạn, giúp bạn thu thập thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và cả những kinh nghiệm quý báu. Làm sao học tốt ở đại học? Những lời khuyên sau sẽ giúp ích cho bạn đấy!

1. Tự quản lý

Điểm khác biệt lớn nhất đó là bạn phải tự mình lên kế hoạch học tập cho bản thân. Sẽ không có giáo viên kèm cặp bạn mỗi ngày, bạn phải đến lớp, mượn tài liệu, đọc bài, vào thư viện, tìm kiếm thông tin… Thời gian và không gian làm những việc đó đều do bạn tự quyết định, thành công hay thất bại, kết quả ra sao bạn cũng tự chịu trách nhiệm. Thế nhưng điểm tích cực của cách học này là bạn sẽ tìm ra được phương pháp thích hợp nhất với năng lực bản thân, cũng như sắp xếp lịch học sao cho đảm bảo được khối lượng bài vở không quá nặng nề.

2. Tự kiểm soát

Bạn có trách nhiệm với những gì bạn chọn lựa: môn học, thời gian, nghề nghiệp hướng đến… Những lời khuyên cũng nên lắng nghe, nhưng hơn cả, bạn mới là người quyết định áp dụng lời khuyên nào, áp dụng ra sao và vào thời điểm nào. Và cũng chỉ bản thân bạn mới kiểm soát được mức độ tập trung của mình trong mỗi môn học, luôn duy trì tâm trạng và niềm yêu thích với những gì mình đã chọn lựa. Phải chắc rằng bạn là người nắm vững điểm mạnh, điểm yếu của mình nhất, chứ không nên để bị tác động bởi nhân tố bên ngoài.

3. Lên kế hoạch cá nhân

Trường đại học là nơi lý tưởng nhất để phát huy những khả năng của bạn, giúp bạn thu thập thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và cả những kinh nghiệm quý báu. Dù vậy, rất nhiều sinh viên nghĩ rằng vào đại học là để sau này dễ xin việc. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nhà tuyển dụng chú ý một bảng điểm tốt, nhưng điều làm họ quan tâm hơn nữa, đó là khả năng hoạt động thực tế của bạn. Đừng mãi lên kế hoạch về những môn học, hãy lên kế hoạch cho những hoạt động tình nguyện, những chương trình liên kết, hội thi, công việc part-time… Từ những hoạt động đó, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết cho công việc sau này như kĩ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, nói trước đám đông, giải quyết vấn đề…, đó mới là những gì mà nhà tuyển dụng đánh giá cao.

4. Học cách ghi chép hữu ích

Không phải cứ chép y nguyên lời giảng của giảng viên là thành công. Điều bạn cần ở đây là một cuốn sổ tay nhỏ, và cố gắng ghi chép lại những điều cần chú ý, những việc cần làm và những điều cần tránh. Vì sao vậy? Vì bạn sẽ thấy hối tiếc khi mất thời gian, tiền bạc và công sức học lại, thi lại chỉ vì quên mất hạn nộp bài, đề tài, những tư liệu phục vụ kì thi, ngày giờ thi… Đừng bao giờ để sót những thông tin dạng như vậy bạn nhé!

5. Tìm kiếm thông tin

Nếu bạn có tâm lý ỷ lại vào sự trợ giúp của giảng viên thì bạn đang sai lầm lớn đấy. Phần lớn giảng viên đều cung cấp tư liệu cần đọc cho sinh viên, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cứ ngồi đó chờ đến lúc gần thi mới đi tìm. Vì mỗi tài liệu ở thư viện đều chỉ có một hoặc vài bản lưu, do đó nếu có người mượn trước thì bạn rắc rối to. Để tránh tình trạng dở khóc dở cười này, bạn phải lên kế hoạch mượn tài liệu trước rồi photo ngay, lên danh sách những thư viện hoặc những địa điểm có thể mượn sách khác, và nếu quá khó thì Internet là một công cụ cực kì hữu dụng. Hiện nay có nhiều giảng viên đánh giá năng lực của sinh viên thông qua khả năng tự tìm kiếm và sàng lọc thông tin của họ, vì chỉ có bản thân người học mới nhận diện được thứ gì họ có thể tiếp thu được mà thôi.

6. Sự nỗ lực

Khi tự học, bạn phải luôn giữ cho bản thân tập trung và có động lực. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng có thể thực hiện. Sẽ có lúc bạn thấy động lực của mình thay đổi, cũng như mục đích học cũng lung lay. Điều này cũng là tự nhiên, vì không có thứ gì ổn định mãi mãi được. Nhưng quan trọng hơn cả là bạn nhận ra được giá trị trong việc mình đang làm, bạn sẽ đạt được gì trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Nỗ lực hết mình không phải vì cái đích, mà là cho hành trình xây dựng bản thân bạn được trọn vẹn hơn. Do đó, đừng nản lòng, hãy cứ bước tiếp bạn nhé!


Theo Mực Tím
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Tự học ở đại học Empty Quà nhỏ tặng người muốn luyện công

Bài gửi by OLD Tue May 18, 2010 3:48 am

Từ hồi còn là sv mình đã rất quan tâm đến chuyện tự học thế nào cho tốt và mình đã xđịnh các tiêu chí để đánh giá 1 qui trình tự học được coi là tốt như sau:
1. Chỉ cần ít tgian thôi nhưng vẫn nhớ được bài vì nếu chỉ để ghi nhớ mà phải nất nhiều tgian quá thì chỉ cần gạo thôi chứ cần gì đến phương pháp hay qtrình này nọ nữa !
2. Luôn ở trạng thái hưng phấn trong lúc học vì mình thấy khi đọc truyện thì lúc nào mình cũng hưng phấn, thức ltục vài đêm để đọc là chuyện thường và kỳ lạ hơn là mình nhớ được tường tận và rất lâu nhiều chi tiết trong truyện mà ko phải cgắng gì và mình còn thấy hầu như ai cũng vậy chứ ko riêng gì mình cậy nên mình cho rằng nguồn của sự hưng phấn nằm ngay trong tliệu mà ta đọc, chỉ cần có cách để tìm ra nó!
3. Phương pháp phải cho phép học 1 biết 11 hay nếu có tệ tệ thì cũng phải biết 7 hay 8 cái gì đó mà ko có trong sách. Điều này chẳng phải là ko tưởng bởi có khối người học 1 biết 10; chỉ cần tìm được phương pháp thì mình sẽ nằm trong số đó! Ôi, cứ mỗi lần nghĩ rằng đến 1 lúc nào đó mình chỉ cần học 1 thôi là đã bằng thiên hạ phải học đến 10 thì các ptử sướng lại chạy khắp mình mẩy.
Thế là tôi hăm hở tìm cách luyện bí kiếp. Do phải vừa luyện công lại vừa thi hkỳ nên không ít lần bị tẩu hỏa nhập ma, có lúc bị tẩu hỏa nặng đến mức tưởng đã thành người tàn phế. Thắm thoát mà đã hơn 20 năm kể từ dạo ấy! Trời đã ko phụ lòng người, giờ đây, ta đã tích hợp được võ công của thập đại môn phái đồng thời luyện xong Hấp Tinh Đại Pháp và sẵn sàng nhận đệ tử đời thứ nhất, ai muốn thì hãy gửi email cho ta, slượng có hạn thôi nhe.
Bài viết về tự học của mực tím mà Bố già post lên tuy vẫn còn có chỗ chưa đủ rõ ràng để có thể “làm theo sách” nhưng mình thấy các bạn nên đọc và thử vdụng xem sao, nghe sách nói có lý rồi thì phải làm theo sách mới biết ăn thua thế nào. Bố trẻ đnghị chú nào qtâm thực hành những điều đã đọc thì hãy chú ý làm rõ những điều dưới đây:
1. Làm sao để xnhận 1 ffáp nào đó là thích hợp hay ko thhợp với bthân?
2. Kiểm soát nđộ tập trung nghĩa là thế nào? Nếu tôi ksoát được thì có phải là tôi cthể tăng giảm mđộ ttrung tùy theo ý muốn hay không? Nếu ksoát là như vậy thì cơ chế nào cho phép thhiện điều này?
3. Yêu thích là 1 trạng thái, duy trì sự ythích là 1 điều mong muốn chứ ko phải là giải pháp để đạt được điều mong muốn đó. Do vậy cách tạo ra trạng thái yêu thích và cách dtrì trạng thái đó là 2 ẩn số mà ta phải tìm.
4. Biết rõ điểm mạnh điểm yếu của bthân thực sự là điều ko dễ nên cần hsức cthận đfòng phán đoán sai. Cminh: 1/thất bại do chủ quan = tbại bởi lầm tưởng điểm yếu là điểm mạnh mà trong cuộc sống người thất bại do chủ quan thì ko ít 2/ nếu ta luôn biết rõ điểm mạnh đyếu của mình thì ta chắc chắn sẽ ko tbại (ngẫu nhiên gặp chuyện bkkháng ko phải là tbại) thế nhưng ta đã có những thbại tức là ta đã ko biết rõ. Cái câu “tôi ko biết tôi thì ai biết” là ko duyệt được!
5. Tìm kiếm tliệu trên internet là 1 võ công lợi hại, cái này thì rõ quá nhưng đã là võ công thì phải luyện thường xuyên và tốc độ, độ chính xác, khả năng xuyên phá những mtiêu cứng, phá đồng thời nhiều mtiêu là tùy thuộc vào nội công mà ncông thì lại cũng phải luyện!
6. Tcực thgia các hthi, các cviệc part time... ý này rất sáng giá nhưng phải chú ý sự pbổ quỹ tgian, đừng sợ thiếu tgian vì làm tổng thống hay chạy xe honda ôm thì cũng chỉ có 24giờ/ngày!
7. Ghi chép đúng cách là 1 trong những khâu quyết định của quá trình tự học, chỉ có thể có được cách ghi chép tốt bằng con đường kiên trì qsát để phát hiện và loại bỏ/thay thế/ khắc phục dần những nhược điểm của cách ghi chép htại làm cho nó mỗi ngày 1 hoàn thiện hơn. Tôi dám chắc có đến hơn 90% sviên ko có ý niệm gì về cách ghi chép. Hãy nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng đó bcách đề xuất các quy tắc/ngtắc cho việc ghi chép. Đừng tham nhiều, đừng cầu toàn, chỉ cần có qui tắc và tự giác làm theo qui tắc vói tinh thần ssàng pbiểu lại qui tắc mỗi khi có SỰ KIỆN cho thấy cách ghi chép đang sdụng ko ổn, chính skiện sẽ cho ta biết cần chỉnh sửa qtắc nào và csửa như thế nào.
8. Thế nào là giữ cho bthân ttrung? Là trong khi tham gia nhiều hoạt động khác nhau học nhiều môn khác nhau phải làm sao để nỗ lực ko bị phân tán mà luôn hướng về 1 và chỉ 1 mtiêu đó là xđịnh những cái được và chưa được trong quá trình tự học từ đó tìm cách hoàn thiện cách tự học. Phải luôn tìm tòi xem mình đã nhận được tri thức gì, dựa trên những tiền đề nào, thông qua quá trình suy đoán như thế nào, có đường nào ngắn hơn ko.
9. Giữ cho bthân luôn có động lực = phải nhìn ra giá trị của điều mình đang theo đuổi, một khi đã nhìn ra thì ham muốn sẽ nảy sinh, gtrị càng cao thì hmuốn càng mliệt và ngược lại. Ham muốn là cha đẻ của động lực. Mất động lực là trạng thái của những giây phút nhận thấy điểu đang theo đuổi hình như hay thậm chí thực tế chẳng có nghĩa lý gì và vì theo đuổi điều vô nghĩa này mà ta đã mất đi nhiều cái khác trong đó ko ít cái đáng giá; đã ko có những cái mà nhiều người khác có và ta lẽ ra cũng có. Đây chính là trthái tẩu hỏa, nếu ncông đủ mạnh thì thì trạng thái này sẽ tự biến mất sau 1 tgian, nếu tâm ngưng và tham gia vui chơi nhiều hơn với bbè sẽ chóng hết bị tẩu hỏa.
Chúc mấy chú thành công!
OLD
OLD
Maritime Pilot

Tổng số bài gửi : 33
Điểm kinh nghiệm : 67
Ngày tham gia : 16/05/2010
Đến từ : Cõi trên

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết