Diễn đàn Kỹ sư điều khiển tàu biển Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi?

3 posters

Go down

Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi? Empty Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi?

Bài gửi by Bố già Fri Jul 01, 2011 11:42 pm

Việc “giải cứu” 27 thuyền viên tàu Phúc Hải Sun đang bị kẹt tại khu neo Lagos – Nigeria chưa có gì khả quan khi con tàu này bị Nigeria bắt giữ, dù UBND thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp bàn với công ty TNHH vận tải biển Phúc Hải vào chiều 27.6.2011. Phía chủ tàu, sau khi viện dẫn khó khăn, đã có ý định bỏ tàu.


Chủ tàu muốn bỏ tàu

Tàu Phúc Hải Sun chở lô hàng ximăng 43.000 tấn từ Trung Quốc đi Nigeria vào tháng 1.2010. Thuỷ thủ đoàn của tàu có 27 người, 23 quốc tịch Việt Nam, bốn quốc tịch Myamar. Tháng 5.2010, tàu đến Nigeria nhưng không dỡ hàng được vì xảy ra tranh chấp giữa bên vận chuyển và bên nhận hàng. Lý do tranh chấp là tiền đã được bên mua chuyển cho bên bán nhưng hàng không đúng quy cách, chất lượng theo hợp đồng. Sau đó, toà án Nigeria đã có phán quyết tạm giữ con tàu. Từ đó đến nay, tàu Phúc Hải Sun vẫn chưa dỡ hàng và neo ở khu neo Lagos – Nigeria, cách cảng 8 hải lý. Công ty Phúc Hải đã thuê luật sư Việt Nam và Singapore tham gia tranh tụng và đã có sáu phiên xét xử với tàu này nhưng đều bị hoãn bởi nhiều lý do của các bên.

Ông Đỗ Xuân Chiến, giám đốc công ty Phúc Hải cho biết, công ty đã mất hơn 50 tỉ đồng tiền thuê luật sư, tiền duy trì hoạt động cho tàu và thuỷ thủ đoàn (27 người). “Đến giờ không còn khả năng lo thêm nữa, chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ của Nhà nước”, ông Chiến nói. Ông cũng cho rằng, tình hình giờ là nguy kịch và nếu không còn cách nào khác, “chúng tôi đành phải bỏ tàu”.

Cũng theo trình bày của chủ tàu, trong thời gian từ khi tàu bị tạm giữ, Vietcombank, ngân hàng đã cho vay 55% giá trị tàu Phúc Hải Sun đã hỗ trợ tích cực chủ tàu trong thu xếp các chi phí cho thuỷ thủ đoàn. Nhưng từ tháng 2.2011 đến nay, Vietcombank đã dừng việc cho vay. Hiện công ty Phúc Hải cần một khoản 10.000 USD để gửi cho thuỷ thủ đoàn nhưng vẫn không thể vay mượn được ở đâu. “Chúng tôi cũng đau lắm. Bên ấy (Nigeria) có con tôi, em tôi, cháu tôi đang chờ từng ngày, nhưng không có cách giúp được hơn”, ông Chiến than thở.

Trong quá trình giải quyết, chủ khai thác tàu và Vietcombank cũng đã tính bán tàu, nhưng tàu chỉ bán được khi đã dỡ hàng xong mà điều này thì hiện chưa thực hiện được.

Thuỷ thủ đoàn: trách nhiệm của ai?

Ông Bùi Quốc Thành, cục phó cục Lãnh sự, bộ Ngoại giao, kiêm phó giám đốc quỹ Bảo hộ công dân Việt Nam cho biết, trường hợp bỏ tàu, sẽ mất khoảng 50.000 USD chi phí các loại để đưa được một thuỷ thủ về nước. Vậy, theo tính toán của ông Thành, sẽ phải mất gần 1,5 triệu USD để đưa thuỷ thủ đoàn hồi hương. Đây là một số tiền quá lớn nên việc cứu những thuỷ thủ đoàn Phúc Hải Sun xem ra không dễ.

Luật sư Nguyễn Chúng, công ty luật Tâm Chung phân tích, trong vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ, điều khó hiểu nhất là tại sao phía bảo hiểm không đứng ra bảo lãnh để giải phóng tàu? Nguyên tắc, khi tàu bị bắt, có hai cách tháo tàu ra: một là công ty bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu phải đứng ra bảo lãnh (thế chấp tiền) hoặc ngân hàng bảo lãnh. Nếu hàng không đúng quy cách, số lượng... (tranh chấp thương mại) theo thông lệ, phía nhận hàng chỉ có quyền giữ hàng không được giữ con tàu. Đồng thời, phản ứng của chủ tàu phải kiện ngay toà tại địa phương, đòi giải phóng tàu và trả chi phí vận chuyển.

Về tình huống có thể bỏ tàu, luật sư Chúng nhận xét, đó là quyền của chủ tàu, theo thông lệ quốc tế, khi giá trị tổn thất của con tàu từ 80% trở lên, chủ được quyền bỏ. Theo những diễn tiến trên, nhiều khả năng chủ tàu Phúc Hải Sun sẽ bỏ tàu. Lúc đó, phía bán bảo hiểm cho con tàu sẽ phải vào cuộc thay để giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, chủ tàu sẽ không thể tránh né được trách nhiệm với các thuỷ thủ, nên dù bỏ tàu, chủ tàu vẫn phải đóng tiền để thuỷ thủ hồi hương. Về nguyên tắc, các thuỷ thủ vẫn được bảo hiểm, nhưng trong trường hợp gặp nạn như trên, bảo hiểm có chi trả hay không, phụ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên. Nếu chối bỏ trách nhiệm “giải cứu” thuỷ thủ, chủ tàu sẽ bị xem xét về mặt hình sự.

Một điểm bấu víu nữa của Phúc Hải để cứu trợ thuỷ thủ đoàn là dựa vào quỹ Bảo hộ công dân Việt Nam (quỹ này do Chính phủ Việt Nam thành lập để trợ giúp công dân quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, rủi ro nghiêm trọng mà không thể tự khắc phục được – PV). Trên thực tế, cục Lãnh sự và quỹ Bảo hộ công dân Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ Phúc Hải. Các tàu Phúc Hải 5 bị giữ tại Indonesia, Phúc Hải Moon bị giữ tại Myanmar đều do cục Lãnh sự phối hợp cũng quỹ Bảo hộ công dân và đại sứ quán tại nước sở tại trực tiếp cứu trợ, bảo lãnh... Về nguyên tắc, công ty Phúc Hải phải hoàn lại tiền quỹ Bảo hộ công dân đã ứng trước khi cứu trợ các thuỷ thủ của công ty. Nhưng đến nay công ty vẫn chưa hoàn lại các khoản tiền này, mà còn đề nghị xin được vay thêm để phục vụ việc cứu trợ cho tàu Phúc Hải Sun.

Giải thích điều này, ông Bùi Quốc Thành, cục phó cục Lãnh sự bộ Ngoại giao, kiêm phó giám đốc quỹ Bảo hộ công dân Việt Nam cho biết, quỹ Bảo hộ công dân không phải là tổ chức cho vay. Theo quy định, nếu muốn quỹ chi tiền thì phải có đề nghị của địa phương nơi công dân có hộ khẩu. Tuy nhiên, nhiều khả năng UBND thành phố Hải Phòng sẽ không đề nghị, vì khi ngân hàng đã từ chối cho vay thì UBND thành phố cũng khó có thể đứng ra bảo lãnh cho Phúc Hải mượn tiếp tiền của quỹ Bảo hộ công dân chỉ để cứu trợ thực phẩm cho thuỷ thủ đoàn, chứ không phải là đưa họ về nước.
Vậy là, trong khi các cơ quan chức năng rất sốt sắng họp bàn phương án cứu trợ 27 thuyên viên tàu Phúc Hải Sun, thì những thuyền viên này cứ phải chờ. Chỉ có hai vấn đề mà ai cũng đã biết, nhưng vẫn phải tổ chức họp để nói lại. Đó là dù sở hữu 55% giá trị con tàu, nhưng Vietcombank đã thông báo không cho công ty Phúc Hải vay thêm để xử lý vụ việc. Thứ hai, trong thời gian chờ đợi, đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria và cục Lãnh sự, bộ Ngoại giao đang phải bảo vệ và cứu trợ thực phẩm cho thuỷ thủ đoàn.


Theo SGTT
Bố già
Bố già
Admin

Tổng số bài gửi : 2257
Điểm kinh nghiệm : 2916
Ngày tham gia : 18/03/2010
Nơi làm việc : Vietsovpetro
Đến từ : Hà Tĩnh

http://www.dieukhientaubien.net/

Về Đầu Trang Go down

Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi? Empty Re: Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi?

Bài gửi by vuphong Sat Jul 02, 2011 9:15 am

Bố già đã viết:Việc “giải cứu” 27 thuyền viên tàu Phúc Hải Sun đang bị kẹt tại khu neo Lagos – Nigeria chưa có gì khả quan khi con tàu này bị Nigeria bắt giữ, dù UBND thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp bàn với công ty TNHH vận tải biển Phúc Hải vào chiều 27.6.2011. Phía chủ tàu, sau khi viện dẫn khó khăn, đã có ý định bỏ tàu.
Theo như được biết thì công ty Phúc Hải có địa chỉ tại số 96 đường bao Trần Hưng Đạo, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Tàu Phúc Hải Sun hiện buộc phải neo đậu tàu tại Cảng Lagos (cách bờ biển nước này hơn 20 hải lý). Từ lúc bị cầm giữ tàu cho đến nay,thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu Phúc Hải Sun phải sống trong tình trạng thiếu thốn lương thực, thuốc men trầm trọng (theo tintuc.xalo.vn thì có 24 thuyền viên)..... nhưng việc giải quyết cho thuyền viên hồi hương thì phải chờ đến khi ...... bán được tàu.

Thời gian gần đây tàu của công ty này và một số khác liên tục bị bắt giữ ở nước ngoài, điều này cho chúng ta thấy một thực tế là tàu biển Việt Nam chưa thoát khỏi "sổ đen" thế giới, các vụ tàu biển Việt Nam bị bắt giữ ở nước ngoài liên quan đến nguyên nhân nợ nần tài chính hoặc vi phạm về quy định hàng hải bị phía nước ngoài lưu giữ đang có dấu hiệu gia tăng.

Làm sao để thoát khỏi tình trạng này??? anh em trong ngành có quan điểm gì không?


vuphong
vuphong
Second Officer

Tổng số bài gửi : 220
Điểm kinh nghiệm : 195
Ngày tham gia : 29/06/2010
Đến từ : Nam Dinh

Về Đầu Trang Go down

Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi? Empty Re: Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi?

Bài gửi by lxnamvns Thu Jul 07, 2011 4:08 pm

Thật sự mình chỉ là người đi tàu. Theo mình thấy thì các tàu Việt Nam quá yếu cả về chất lượng của thuyền viên, con tàu và nhận biết về Luật hàng hảng còn rất yếu. Không có 1 Luật sư hàng hải theo đúng nghĩa để có thể đứng ra tranh chấp kiện tụng ngay ở nước ngoài, không có 1 ai thật sự nắm rõ, am hiểu,các kĩ thuật khi tham gia tranh chấp thật sự . Dấy là về mặt kiện tụng . Không có bất kì tàu Việt Nam nào khi mà PSC lên tàu mà không phải lo lót , ít thì 100 usd mà nhiều thì 500 usd . Mình chỉ đi ở khu vực Châu á nên chỉ biết có vậy thôi!
Cám ơn các bạn đã đọc!Các bạn cho ý kiến nha!
lxnamvns
lxnamvns
Deck Cadet

Tổng số bài gửi : 69
Điểm kinh nghiệm : 56
Ngày tham gia : 27/06/2011
Nơi làm việc : di tau

Về Đầu Trang Go down

Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi? Empty Re: Vụ tàu Phúc Hải Sun bị bắt giữ tại Nigeria: Bỏ tàu, ai được lợi?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết